6P trong Marketing Mix là gì? Cách ứng dụng vào marketing bất động sản

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 11/07/2024

6P trong marketing mix là gì? Cần lưu ý những điểm nào khi triển khai marketing 6P. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trong marketing có rất nhiều mô hình giúp quá trình marketing trở nên thuận lợi và phù hợp với từng mục tiêu của thương hiệu. Một trong số đó là những mô hình vô cùng nổi tiếng như 4P, 8P hay 7P, 6P,…

Bài viết dưới đây sẽ cho bạn them tông tin về mô hình 6P trong marketing mix.

6P trong Marketing Mix là gì?

6P trong marketing mix là viết tắt của 6 chữ P. Trong đó bao gồm Proposition, Packaging, Products, Price, Place và Promotion. Vậy mỗi chữ P này cụ thể là gì và mang ý nghĩa thế nào trong chiến lược marketing của thương hiệu?

Proposition – Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu có thể hiểu đơn giản là hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng và người tiêu dùng. Trong đó không chỉ bao gồm hình ảnh mà còn chứa toàn bộ những nét đặc trưng của thương hiệu, cách thương hiệu xuất hiện trong mắt người tiêu dùng, màu sắc của thương hiệu,… Các doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình là cách họ chọn để được ghi nhớ trong tâm trí khách hàng. 6p trong marketing proposition

Packaging – Bao bì nổi bật

Bao bì được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Lý do là vì đây được xem là yếu tố đầu tiên và thường xuyên tiếp xúc với người dùng. Bao bì của bạn có nổi bật không, có đủ thu hút với người dùng không, có thông minh, bảo vệ môi trường, tái sử dụng được hay không?

packaging trong 6p marketing mix

Khi thiết kế bao bì, doanh nghiệp đều phải tính toán đến rất nhiều yếu tố để cho ra một mẫu bao bì phù hợp. Chữ P này là lời nhắc nhở để thương hiệu không bỏ qua phần có thể giúp bạn thu hút khách hàng, thậm chí ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Products – Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Dẫu đầu tư vào bất kì yếu tố nào đi chăng nữa thì không thể phủ nhận là sản phẩm mới là thứ giữ chân người dùng đến cuối cùng, tạo ra sự trung thành bền vững. Vậy câu hỏi đặt ra là gì?

Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Hãy đầu tư vào nghiên cứu và liên tục cải thiện sản phẩm để đảm bảo độ phù hợp với thị trường với chất lượng tốt. Đây là cách tốt nhất, dù áp dụng ở bất kì mô hình marketing mix, giữ chân khách hàng.

Price – Giá cả phù hợp với chất lượng

Sau chất lượng của sản phẩm, yếu tố mà khách hàng sẽ quan tâm tiếp theo là giá cả. Giá thành có tương xứng với chất lượng hay không, có phù hợp với tệp khách hàng hay không. Dù đây là một yếu tố nhạy cảm và khiến nhiều người cân nhắc kĩ càng khi mua sản phẩm, doanh nghiệp vẫn cần có chiến lược giá phù hợp với thương hiệu và đi đúng hướng.

Giá cả phù hợp với chất lượng

Nếu sản phẩm quá đắt so với tệp khách hàng thì việc tiêu thụ sẽ gặp khó khăn. Nhưng khi sản phẩm quá rẻ thì sẽ mất giá trị sản phẩm hoặc khiến khách hàng nghi ngờ. Đây cũng là yếu tố cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với các chữ P khác trong 6P để đưa ra phương án tốt.

Place – Bao phủ điểm bán trên thị trường

Sản phẩm được bán ở đâu, được bán vào thời gian nào, trên các nền tảng nào, có đủ tạo ra điểm nhấn để khách hàng ghi nhớ và tạo ra sự thuận lợi khi mua hàng hay không?

Bao phủ điểm bán trên thị trường

Không chỉ là trên các câu hỏi này, doanh nghiệp còn cần nắm bắt được mọi chi tiết liên quan đến địa điểm để đảm bảo sản phẩm được bao phủ ở một mức độ hợp với thị trường và tệp khách hàng.

Promotion – Tạo câu chuyện cho thương hiệu

Promotion được hiểu là quá trình quảng bá, lan toả sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Có thể hiểu, chữ P này của 6P trong marketing giúp sản phẩm của bạn đi xa hơn, in sâu vào tâm trí khách hàng hơn và hiện diện một cách hiệu quả trên thị trường hơn.

Tạo câu chuyện cho thương hiệu trong 6P trong marketing

Promotion đồng thời bao gồm các hoạt động truyền thông – marketing, vừa đòi hỏi thương hiệu có một sự đồng nhất trên toàn bộ các kênh và nền tảng. Việc triển khai các hoạt động quảng bá phù hợp sẽ giúp quá trình bán và tiêu thụ sản phẩm diễn ra thuận lợi hơn.

>>> Xem thêm: 4P trong marketing là gì? Ví dụ về 4P marketing của Starbucks

Những lưu ý khi triển khai 6p trong marketing hạn chế rủi ro

Làm sao để triển khai 6P trong marketing ít gây ra rủi ro nhất? Câu trả lời sẽ tuỳ vào chiến lược cụ thể mà bạn đã lập ra cho thương hiệu của mình. Tuy vậy, vẫn có cách để thương hiệu hạn chế tối đa mắc lỗi dựa trên các đầu mục cơ bản dưới đây:

  • Luôn trung thành với USP của thương hiệu để nhấn mạnh màu sắc và sự khác biệt giữa thị trường đông đảo đối thủ
  • Luôn cập nhật, cải thiện, tái đánh giá chiến lược để có điều chỉnh phù hợp với biến động thị trường hoặc nhu cầu khách hàng, xu hướng chung
  • Tạo ra cải thiện bổ sung nếu có, đặc biệt là về nguồn lực và chi phí
  • Liên tục ứng dụng công nghệ và bắt tay với các quy trình mới

Ví dụ về 6P trong Marketing

Để phân tích một ví dụ về 6P trong marketing mix, hãy thử nhìn vào thương hiệu OMO. Đây là sản phẩm có mặt tại Việt Nam từ năm 1995 và được biết rộng rãi phần lớn nhờ sản phẩm bột giặt và các sản phẩm giặt tẩy quần áo. Đến nay, đây vẫn được xem là dòng sản phẩm quốc dân có độ phủ sóng hàng đầu.

Product

Về sản phẩm, có thể nhìn thấy sự phát triển rõ rệt của OMO khi đi từ việc chỉ có một loại sản phẩm chủ đạo là bột giặt, mở rộng sang nước giặt, nước xả vải và loạt chất tẩy rửa khác. OMO phát triển cùng thị trường, luôn lắng nghe những nhu cầu từ khách hàng nên hầu như không bao giờ bị lỗi thời hay thụt lùi so với các đối thủ cùng ngạch.

Proposition

Định vị lớn nhất của OMO đó là luôn khẳng định thương hiệu như một chuyên gia trong giặt tẩy để khách hàng có thể tự do lấm bẩn, để OMO lo liệu những vết bẩn cứng đầu. Thương hiệu có điều chỉnh định vị qua năm tháng nhưng về cơ bản, ý nghĩa không thay đổi quá nhiều.

Thuong hieu OMO 6P

Đặc biệt, những định vị này được nhắc lại nhiều lần trên bao bì sản phẩm, trong các đoạn quảng cáo, chiến dịch truyền thông nhiều đến nỗi khó ai có thể quên được. Có thể nói, bước định vị là một trong những chữ P mà OMO đã thực hiện vô cùng thành công.

Packaging

Nếu đã sử dụng OMO một thời gian đủ dài thì có thể thấy về bao bì, OMO đã đi qua rất nhiều mẫu bao bì sản phẩm. Thế nhưng mức độ nhận diện về mặt nào đó, lại không thay đổi quá nhiều. Điều này giúp sản phẩm luôn có vị trí trong nhận thức của khách hàng.

Bên cạnh đó, OMO luôn có vô số sự lựa chọn về bao bì sao cho phù hợp với khách hàng nhất, dù là cá nhân hay gia đình. Điều này giúp gia tăng độ thuận tiện và lựa chọn cho người tiêu dùng, giúp OMO được cân nhắc khả năng sử dụng nhiều hơn.

Price

Để được gọi là sản phẩm quốc gia thì rõ ràng, OMO phải có một mức giá phù hợp túi tiền với khách hàng phổ thông. Tệp khách hàng lớn khiến chiến lược giá của OMO được cân nhắc vô cùng cẩn thận để sao cho phù hợp với cả những khách hàng có thu nhập thấp và hợp lý với giá trị sản phẩm.

OMO 6P

Để giải quyết vấn đề này, cách thức của OMO là tận dụng sự trung thành của khách hàng, tập trung vào chất lượng sản phẩm và ra mắt nhiều loại sản phẩm với các mức giá phù hợp túi tiền của từng nhóm khách hàng.

Rõ ràng, chiến lược nghe có vẻ đơn giản này đã giúp OMO chinh phục người Việt qua nhiều thập kỷ.

Place

OMO cũng như rất nhiều các thương hiệu lâu đời có tiếng tăm khác tại Việt Nam có một ưu thế vượt trội về phân phối sản phẩm và điểm bán. Theo đó, có đến hơn 100.000 điểm bán và tiêu thụ sản phẩm trên toàn quốc. Không thể bỏ qua loạt siêu thị tầm cỡ, các sàn thương mại điện tử và hệ thống phân phối sỉ lẻ bao giờ cũng có mặt OMO.

Promotion

Chiến lược quảng bá hay truyền thông – marketing của OMO bao giờ cũng là một trong những chữ P ấn tượng nhất không thể bỏ qua khi nhắc đến thương hiệu quốc dân này.

6P cua OMO

OMO có một tần suất xuất hiện vừa đủ trên các kênh truyền thông từ truyền hình, báo chí đến các nền tảng xã hội. Mức độ nhận diện và tầm ảnh hưởng của thương hiệu cũng giúp ích nhiều trong quá trình quảng bá cho OMO. Bên cạnh những hình thức truyền thông truyền thống, OMO còn tạo ra nhiều tác động tốt đến cộng đồng như kêu gọi trồng cây để nâng cao nhận thức của xã hội và tạo dựng danh tiếng tốt cho thương hiệu.

>>> Xem thêm: 8P trong marketing là gì? Các yếu tố “chủ chốt” trong mô hình 8P Marketing

Kết luận:

Như rất nhiều marketing mix, mô hình 6P trong marketing cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Việc sử dụng mô hình này thành công đến đâu hoàn toàn phụ thuộc và thương hiệu và nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Chúc bạn đạt được thành công trong các chiến lược và kế hoạch marketing của mình.

Tú Cẩm – MarketingAI

Đánh giá bài viết

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận