Thị trường tài chính là gì? Chức năng của thị trường tài chính trong nền kinh tế Việt Nam

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 11/07/2024

Hiểu được bản chất những khái niệm liên quan đến tài chính là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với mỗi người. Bài viết này sẽ viết về tổng quan về thị trường tài chính và chức năng cũng như vai trò trong nền kinh tế Việt Nam.

I. Thị trường tài chính là gì?

Trước hết, thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi (mua, bán) các loại hàng hóa, dịch vụ và từ đó, ta có thể hiểu được thị trường tài chính thông qua khái niệm của thị trường được nêu trên: là nơi diễn ra sự trao đổi mua bán, giao dịch của các loại tài sản tài chính.

1. Đối tượng tham gia thị trường tài chính

Những đối tượng tham gia giao dịch trao đổi trên thị trường là: các nhà đầu tư (có thể là nhà đầu tư nhỏ lẻ), các tổ chức tài chính trung gian (quỹ) và chính phủ.

Nền kinh tế thị trường chính sinh ra thị trường tài chính và thúc đẩy nó. Kinh tế thị trường phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt động giao dịch, từ đó sẽ hỗ trợ những người có nguồn vốn gặp những người thiếu nguồn vốn để đầu tư phát triển.

2. Chủ thể cung cấp vốn trên thị trường tài chính

Có 3 chủ thể cung cấp vốn trên thị trường tài chính:

  • Chủ thể phát hành chứng khoán là công ty, các tổ chức tài chính, chính phủ,… có nhu cầu về vốn đầu tư và được nhà nước cho phép phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ) để huy động vốn;

  • Nhà đầu tư: Người sở hữu nguồn tiền nhàn rỗi, muốn đầu tư chứng khoán để kiếm lời;

  • Nhà môi giới, quản lý tài chính cá nhân do cá nhân/tổ chức: Người chịu trách nhiệm đầu tư tài chính và kiếm lời dựa trên nguồn vốn của các cá nhân/tổ chức.

3. Tại sao thị trường tài chính cần hình thành?

  • Giải quyết mâu thuẫn tất yếu của nền kinh tế phát triển: nhu cầu được cung ứng liên quan đến nguồn vốn lớn;

  • Sự xuất hiện và tính đa dạng của các hình thức huy động vốn với các công cụ;

  • Giải quyết nhu cầu chuyển đổi quyền sở hữu các loại chứng khoán của các chủ sở hữu.

II. Cấu trúc thị trường tài chính

Dựa vào tính chất của thị trường, cấu trúc thị trường tài chính bao gồm:

1. Dựa vào nguồn tài chính được huy động:

  • Thị trường tiền tệ: phát hành và thực hiện giao dịch mua bán với những công cụ tài chính dưới 1 năm;

  • Thị trường vốn: ngược lại, thị trường vốn thực hiện mua bán lại với những công cụ tài chính với kỳ hạn trên 1 năm. Thị trường này giải quyết vấn đề cầu cung về nguồn vốn.

Xem thêm: Các công cụ tài chính phổ biến tại Việt Nam.

2. Dựa vào phương thức huy động nguồn vốn tài chính:

  • Thị trường nợ: là thị trường diễn ra giao dịch của công cụ nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu kho bạc, hối phiếu,… Tùy vào kỳ hạn, công cụ nợ được phân loại thành 2 loại chính theo tính chất về kỳ hạn, trên 1 năm là dài hạn và dưới 1 năm là ngắn hạn;

  • Thị trường vốn cổ phần: là thị trường diễn ra những giao dịch có liên quan đến cổ phiếu đã được phát hành của các doanh nghiệp, công ty. Việc nắm giữ cổ phiếu đồng nghĩa với việc nắm giữ một phần tài sản của doanh nghiệp và có quyền được chia lợi nhuận sau khi đã trừ một số khoản như thuế,…

3. Dựa vào sự luân chuyển các nguồn tài chính:

  • Thị trường sơ cấp: thị trường có sự xuất hiện của giao dịch mua bán chứng khoán chứng khoán mới được phát hành qua tổ chức trung gian là ngân hàng;

  • Thị trường thứ cấp: ngược lại, thị trường có sự xuất hiện của giao dịch chứng khoán đã phát hành trong một khoản thời gian. Trong giao dịch chứng khoán ở trên thị trường thứ cấp, người bán sẽ nhận được tiền, công ty đã phát hành sẽ không nhận được tiền.

4. Dựa vào tính chất pháp lý:

  • Thị trường tài chính chính thức là nơi mọi hoạt động, giao dịch đều tuân thủ những nguyên tắc và thể chế đã được quy định bằng những văn bản pháp luật của nhà nước;

  • Thị trường tài chính không chính thức, ngược lại, diễn ra các hoạt động được thực hiện diễn ra không tuân theo những nguyên tắc và thể chế do nhà nước ban hành.

III. Chức năng của thị trường tài chính trong nền kinh tế Việt Nam

5 chức năng cơ bản của thị trường tài chính trong nền kinh tế Việt Nam như sau:

  • Thị trường tài chính thúc đẩy việc dẫn nguồn vốn từ những nhà đầu tư có nguồn vốn sẵn sàng đến những nhà đầu tư thiếu vốn;

  • Thị trường tài chính giúp tích lũy và tập trung vốn để phát triển;

  • Thị trường tài chính giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn;

  • Thị trường tài chính tạo cơ sở thuận lợi nhằm thực hiện những chính sách của chính phủ như bán trái phiếu cho những nhà đầu tư nước ngoài,…

  • Thị trường tài chính cho quyền được sử dụng những chứng từ có giá, mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

Ngoài ra, thị trường tài chính còn giúp nâng cao thanh khoản chứng khoán và cung cấp nguồn thông tin kinh tế đồng thời giúp đánh giá các công ty, doanh nghiệp.

IV. Vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế Việt Nam

3 Vai trò quan trọng của thị trường tài chính tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam:

  • Thị trường tài chính là cơ sở hỗ trợ trong việc tối ưu hóa sự hiệu quả khi sử dụng và quản lý tài chính;

  • Thị trường tài chính là cơ sở hỗ trợ trong việc kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài;

  • Thị trường tài chính thực hiện các chính sách tiền tệ và tài chính liên quan.

Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ kiến thức về thị trường tài chính, mong rằng kiến thức mà DSC tổng hợp sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về Thị trường tài chính là gì? Chức năng và Vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm các chủ đề liên quan, bạn có thể đọc các bài viết sau từ DSC:

  • Cách chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu

  • Mở tài khoản chứng khoán

  • Khóa học chứng khoán cơ bản & nâng cao

  • Dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

  • Cách mua cổ phiếu online

Đánh giá bài viết

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận