Nhiễm phế cầu sau mắc cúm

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 29/07/2024

Ông Huỳnh Văn Minh (65 tuổi, TP HCM) bị cúm dai dẳng suốt 1 tháng. Triệu chứng ban đầu là húng hắng ho, mệt mỏi, sau đó tăng dần thành khó thở, nhịp thở bất thường, cả người mơ hồ. Ông đến BVĐK Tâm Anh TP HCM khám hôm 01/4 được chẩn đoán suy hô hấp do bội nhiễm phế cầu sau mắc cúm, điều trị tích cực 3 ngày mới ổn định.

Tương tự, bé Hà Anh (5 tháng, TP HCM) cũng mắc viêm phổi do bội nhiễm phế cầu sau khi mắc cúm 5 ngày. Bé sốt cao, ho kéo dài, thở rít từng cơn, khó thở, phải nằm điều trị tại BVĐK Tâm Anh TP HCM, hiện bé đã được chăm sóc ổn định.

Trẻ bị cúm dễ nhiễm phế cầu nên phụ huynh cần theo dõi và đưa đi khám nếu có dấu hiệu bất thường. Ảnh: Nguyễn An

TS.BS Nguyễn An Nghĩa, Phó khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, cho biết cúm và phế cầu là “cặp đôi” nguy hiểm. Vi khuẩn phế cầu tồn tại trong vùng mũi họng của người, có thể “nằm yên” và không gây hại. Song, khi trẻ em, người cao tuổi, người lớn khỏe mạnh mắc cúm, sức đề kháng sẽ suy giảm. Niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương do cúm, mở đường cho vi khuẩn phế cầu dễ dàng xâm nhập để gây các bệnh lý như viêm phổi phế cầu, từ đó có thể gây bệnh nhiễm khuẩn huyết phế cầu, viêm màng não.

Tham Khảo Thêm:   Dây thìa canh thật sự có thể giúp ích bệnh tiểu đường không?

Vi khuẩn phế cầu còn là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa; có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh nên quá trình điều trị khó khăn, tốn kém.

Nhiễm phế cầu sau khi mắc cúm thường gặp. Lý do là bệnh cúm khiến sức đề kháng suy giảm, niêm mạc hô hấp tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn phế cầu có cơ hội xâm nhập, gây bệnh.

Bệnh cúm bội nhiễm phế cầu có thể gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não… Đối với trẻ em và những người có miễn dịch suy yếu, bệnh dễ trở nặng, nguy cơ mắc các biến chứng tăng lên, điều trị khó khăn và kéo dài.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), trong các trường hợp viêm phổi trong cộng đồng thì có 30% trường hợp là do đồng nhiễm virus và vi khuẩn. Phế cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi và đồng nhiễm vi khuẩn với cúm A. Với những thời điểm mà cơ quan y tế dự báo có thể bùng phát dịch cúm, ngoài vaccine cúm, vaccine phế cầu luôn được khuyến cáo.

Trẻ có thể tiêm ngừa vaccine phế cầu từ 6 tuần tuổi và vaccine cúm từ 6 tháng tuổi. Ảnh: Nguyễn An

Trẻ có thể tiêm ngừa vaccine phế cầu từ 6 tuần tuổi và vaccine cúm từ 6 tháng tuổi. Ảnh: Nguyễn An

“Do đó, phòng ngừa cúm còn là cách để dự phòng các bệnh lý khác có thể xuất hiện”, bác sĩ Nghĩa nói.

Tham Khảo Thêm:   Những lợi ích sức khỏe của dầu gấc

Bác sĩ Nghĩa cho biết cha mẹ khó có thể nhận biết trẻ mắc bệnh nặng hay nhẹ trong những thời điểm sớm của bệnh do triệu chứng chưa rõ ràng. Do đó, cha mẹ cần ghi nhớ theo dõi trẻ sát sao, không chủ quan cho rằng con chỉ ho sổ mũi thông thường, nên đưa trẻ đi khám ngay nếu có những biểu hiện khác thường như: thở mệt, khó thở, nôn ói nhiều, bỏ ăn uống, lừ đừ, không chơi đùa, sốt cao không hạ…

Phụ huynh không tự ý cho con dùng kháng sinh khi bị sốt, ho hoặc để chống bội nhiễm. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, không diệt virus, không có tác dụng giảm diễn tiến bệnh do virus.

Để phòng ngừa bệnh, cha mẹ nên ưu tiên phòng bệnh cho trẻ bằng các biện pháp như tiêm chủng, vệ sinh tay, nhà cửa, đeo khẩu trang; đồng thời phát hiện, điều trị kịp thời, đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, nếu được tiêm ngừa đầy đủ vaccine cúm và phế cầu thì sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả từng bệnh cũng như tình trạng bội nhiễm.

Hiện Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, với 106 trung tâm trên toàn quốc, cung ứng đủ các loại vaccine, trong đó có vaccine cúm tứ giá phòng được 4 chủng virus cúm phổ biến; vaccine phế cầu 13 phòng được 13 loại phế cầu khuẩn. VNVC đang có nhiều chương trình ưu đãi giá dành riêng cho vaccine cúm và phế cầu; hỗ trợ tài chính, trả góp không lãi suất, quà tặng… mang cơ hội cho trẻ em và người lớn được tiêm vaccine chất lượng cao, giá hợp lý.

Tham Khảo Thêm:   Đau họng không nên ăn gì? 7 thực phẩm kiêng dùng để mau khỏi bệnh

Giang Lê

Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/nhiem-phe-cau-sau-mac-cum-4589937.html

5/5 - (8621 bình chọn)

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận