Lý thuyết đơn thức và đa thức nhiều biến

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 11/07/2024

1. Đơn thức

1.1 Đơn thức và đơn thức thu gọn

– Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến hoặc có dạng tích của các số và biến.

Ví dụ: 0; 2x; 5xsqrt{yz}

– Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số hoặc có dạng tích cảu một số với những biến. Trong đó mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên đương.

Ví dụ: 5xy6y3 = 5.6.xy.y3 = 30xy4 (1)

+ Tổng số mũ của các biến trong đơn thức thu gọn (hệ số khác 0) gọi là bậc của đơn thức.

Ví dụ bậc của đơn thức (1): Tổng số mũ của x ; y là: 1 + 4 = 5 => Đơn thức này có bậc 5.

+ Để xác định bậc của đơn thức, chúng ta nên rút gọn đơn thức đó để dễ tìm bậc hơn. Trong một đơn thức thu gọn, phần số được gọi là hệ số, phần còn lại gọi là phần biến.

Ví dụ đơn thức (1) có 30 là hệ số, xy4 là phần biến.

– Lưu ý: Số 0 cũng là một đơn thức, đơn thức này không có bậc.

1.2 Đơn thức đồng dạng

– Đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và phần biến giống nhau.

Ví dụ: Cho đơn thức A: 5zyx ; đơn thức B: -5sqrt{3}xyz. Hai đơn thức A và B được gọi là đơn thức đồng dạng do chúng có phần biến giống nhau (xyz).

– Muốn cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng, ta cộng hay trừ các hệ số với nhau, giữ nguyên phần biến.

Ví dụ: Cho đơn thức A: 5xyz ; đơn thức B: -5sqrt{3}xyz. Tính A + B và A – B

A + B = 5xyz + (-5sqrt{3}xyz) = sqrt{3}xyz

A – B = 5xyz – (-5sqrt{3}xyz) = 10sqrt{3}xyz

2. Đa thức nhiều biến

2.1 Định nghĩa

– Đa thức nhiều biến hay đa thức là một tổng của những đơn thức

Ví dụ: P = 5xy + 8 là đa thức của hai biến x và y.

2.2 Đa thức thu gọn

– Đa thức thu gọn là cách làm cho trong đa thức đó không còn hai đơn thức nào đồng dạng.

Ví dụ: Q = 5xy + 9xy + yz – 5xy + 7yz = 9xy + 8yz

2.3 Giá trị của đa thức

– Để tính giá trị của đa thức tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay những giá trị cho trước đó vào biểu thức xác định đa thức rồi thực hiện các phép tính.

Ví dụ: Tính biểu thức Q = 9xy + 8yz tại x = 1 ; y = 2 và z = 3

Giá trị của Q tại x = 1 ; y = 2 và z = 3 là: Q = 9.1.2 + 8.2.3 = 66

>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức toán 8 chi tiết SGK mới

3. Các dạng bài tập

3.1 Bài tập đơn thức và đa thức nhiều biến sách cánh diều

Bài 1 trang 9 SGK Toán 8 Cánh diều

a. Biểu thức là đơn thức:

large frac{1}{5}xy^{2}z^{3}

large frac{-3}{2}x^{4}yxz^{2}

b. Biểu thức là đa thức:

2 – x + y

large -5x^{2}yz^{3} +frac{1}{3}xy^{2}z+x+1

Bài 2 trang 10 SGK Toán 8 Cánh diều

a. large frac{-1}{2}x^{2}yxy^{3}=frac{-1}{2} (x^{2}.x)(y.y^{3})=frac{-1}{2}x^{3}y^{4}

b. large 0,5x^{2}yzxy^{3}=0,5(x^{2}.x)(y.y^{3}).z=0,5x^{3}y^{4}z

Bài 3 trang 10 SGK Toán 8 Cánh diều

a. Các đơn thức đồng dạng là:

large x^{3}y^{5};frac{-1}{6}x^{3}y^{5};sqrt{3}x^{3}y^{5}

b. Các đơn thức k đồng dạng là:

x2y3 ; x2y7

Bài 4 trang 10 SGK Toán 8 Cánh diều

a. 9x3y6 + 4x3y6 + 7x3y6 = (9 + 4 + 7)x3y6 = 20x3y6

b. 9x5y6 – 14x5y6 + 5x5y6 = (9 – 14 + 5)x5y6 = 0.

Bài 5 trang 10 SGK Toán 8 Cánh diều

a) A = 13x2y + 4 + 8xy – 6x2y – 9

= (13x2y – 6x2y) + 8xy + (4 – 9)

= 7x2y + 8xy – 5

b) B = 4,4x2y – 40,6xy2 + 3,6xy2 – 1,4x2y – 26

= (4,4x2y – 1,4x2y) – (40,6xy2 – 3,6xy2) – 26

= 3x2y – 37xy2 – 26.

Bài 6 trang 10 SGK Toán 8 Cánh diều

Giá trị của đa thức P = x3y – 14y3 – 6xy2 + y + 2 tại x = -1; y = 2 là:

(-1)3 . 2 – 14 . 23 – 6. (-1) . 22 + 2 + 2

= (-1) . 2 – 14 . 8 – 6. (-1) . 4 + 2 + 2

= -2 – 112 + 24 + 2 + 2 = -86.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức toán vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

3.2 Bài tập đơn thức và đa thức nhiều biến sách chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 11 toán 8 chân trời sáng tạo

Các đơn thức là: -3; 2z; -10x2yz.

Các đa thức là: -3; 2z; -10x2yz; 1/3xy + 1; 5x – z/2.

Bài 2 trang 11 toán 8 chân trời sáng tạo

Đơn thứcRút gọn đơn thứcHệ sốPhần biếnBậc 5xyx 5x2y 5 x2y 3 -xyz2/3y -2/3xy2z -2/3 xy2z 4 -2×2(-1/6)x 1/3×3 1/3 x3 3

Bài 3 trang 11 toán 8 chân trời sáng tạo

a) M = x – 3 – 4y + 2x – y

= (x + 2x) + (-4y – y) – 3

= 3x – 5y – 3

Ba hạng tử của đa thức M có bậc lần lượt là 1; 1; 0. Do đó bậc của đa thức M bằng 1.

Vậy M = 3x – 5y – 3 và bậc của đa thức M bằng 1.

b) N = -x2t + 13t3 + xt2 + 5t3 – 4.

= -x2t + (13t3 + 5t3) + xt2 – 4

= -x2t + 18t3 + xt2 – 4

Bốn hạng tử của đa thức N có bậc lần lượt là 3; 3; 3; 0. Do đó bậc của đa thức N bằng 3.

Vậy N = -x2t + 18t3 + xt2 – 4 và bậc của đa thức N bằng 3.

Bài 4 trang 11 toán 8 chân trời sáng tạo

Thu gọn đa thức P:

P = 3xy2 – 6xy + 8xz + xy2 – 10xz = (3xy2 + xy2) – 6xy + (8xz – 10xz) = 4xy2 – 6xy – 2xz.

Thay x = -3 ; y = -1/2 và z = 3 vào P ta được:

P = 4.(−3).(−1/2)2 − 6.(−3).(−1/2)−2.(−3).3 = -3 – 9 + 18 = 6

Bài 5 trang 11 toán 8 chân trời sáng tạo

V = 3x.4y.2z = 24xyz (đơn vị thể tích).

Biểu thức biểu thị diện tích xung quanh S của hình hộp chữ nhật trong Hình 5 là:

S = 2.(3x + 4y).2z = 4z(3x + 4y) (đơn vị diện tích).

Thay x = 4 cm, y = 2 cm và z = 1 cm vào biểu thức V, S ta được:

V = 24xyz = 24.4.2.1 = 192 (cm3).

S = 4.1.(3.4 + 4.2) = 4.(12 + 8) = 80 (cm2).

3.3 Bài tập đơn thức và đa thức nhiều biến sách kết nối tri thức

Bài 1.1 trang 9 SGK Toán 8 kết nối tri thức

– Các biểu thức là đơn thức bao gồm: -x ; ( 3 + sqrt{3})xy ; 0

Bài 1.2 trang 9 SGK Toán 8 kết nối tri thức

a. Đơn thức đã thu gọn: B và D

Thu gọn đơn thức còn lại:

A = 4x(-2)x2y = -8x3y

large C=(1+2.4,5)x^{2}yfrac{1}{5}y^{3}=2x^{2}y^{4}

b.

Đơn thứcHệ sốPhần biếnBậc A -8 x3y 4 B 12,75 xyz 3 C 2 x2y4 6 D 2 – large sqrt{5} x 1

Bài 1.3 trang 10 SGK Toán 8 kết nối tri thức

a.

large A=(-2)x^{2}yfrac{1}{2}xy=-x^{3}y^{2}

Thay x = -2 ; y = 1/2 ta có A = 2

b.

B = xyz(-0,5)y2z = -0,5xy3z2

Thay x = 4 ; y = 0,5 ; z= 2 ta có B = -1

Bài 1.4 trang 10 SGK Toán 8 kết nối tri thức

Nhóm các đơn thức đồng dạng:

Nhóm 1: 3x3y2 ; 7x3y2

Nhóm 2: -0,2x2y3 ; 3/4x2y3

Nhóm 3: -4y ; ylarge sqrt{2}

Bài 1.5 trang 10 SGK Toán 8 kết nối tri thức

Ta có:

large S=frac{1}{2}x^{2}y^{5} - frac{5}{2}x^{2}y^{5}=left ( frac{1}{2}-frac{5}{2} right )x^{2}y^{5}=-2x^{2}y^{5}

Thay x = -2 và y = 1 vào biểu thức S, ta được:

S = (-2).(-2)2.15 = -2.4.1 = -8

Bài 1.6 trang 10 SGK Toán 8 kết nối tri thức

Tổng của 4 đơn thức là:

2x^{2}y^{3}+left ( -frac{5}{3}x^{2}y^{3} right )+(-14x^{2}y^{3})+frac{8}{5}x^{2}y^{3}

=left ( 2-frac{3}{5}-14+frac{8}{5} right )x^{2}y^{3}=-11x^{2}y^{3}

Bài 1.7 trang 10 SGK Toán 8 kết nối tri thức

Tính tổng diện tích của hai hình chữ nhật ABCD và EFGC.

Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 2x.2y = 4xy (đvdt);

Diện tích hình chữ nhật EFGC là: 3x.y = 3xy (đvdt);

Diện tích mảnh đất tô màu xanh là: 4xy + 3xy = 7xy (đvdt).

Trên đây là những kiến thức về đơn thức và đa thức nhiều biến cùng hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa toán 8 kết nối tri thức, chân trời sáng tạo và cánh diều. Để tìm hiểu thêm các bài học trong chương trình toán 8, các em hãy theo dõi những bài viết mới của VUIHOC hàng ngày nhé!

Đánh giá bài viết

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận