Khâu eo cổ tử cung phòng sinh non là gì?

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 29/07/2024

Khâu eo cổ tử cung là một trong những phương pháp phòng ngừa sinh non phổ biến nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp này qua bài viết sau.

Khâu eo cổ tử cung là kỹ thuật tiên tiến, sử dụng chỉ khâu y khoa nhằm khắc phục tình trạng hở eo tử cung, ngăn ngừa tình trạng sinh non ở những bà mẹ có nguy cơ sảy thai cao. Hãy đọc ngay bài viết để hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Tác dụng của khâu eo cổ tử cung

Nguyên nhân gây hở eo tử cung thường thấy nhất là do bẩm sinh, do cổ tử cung đã gặp những tổn thương hoặc do chị em có tiền sử nạo phá thai những lần trước đó.

Vì vậy mà phương pháp khâu eo cổ tử cung đã ra đời nhằm củng cố độ bền chắc của tử cung, ngăn chặn tình trạng cổ tử cung bị giãn, hở trước 37 tuần của thai kỳ để bảo vệ an toàn cho thai nhi trong tử cung của người mẹ, hạn chế tình trạng nguy hiểm như sảy thai hoặc sinh non.

Theo các bác sĩ phụ sản cho hay, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều cần khâu eo cổ tử cung, trừ một số trường hợp sau đây thì nên cân nhắc để được can thiệp bằng thủ thuật này:

  • Phụ nữ từng sinh non hoặc sảy thai trong 3 tháng giữa thai kỳ mà không nhận thấy hoặc ít có dấu hiệu báo trước như đau bụng, thay đổi dịch âm đạo, chảy máu,… Tình trạng này diễn biến trong 2 lần liên tiếp và thông thường xảy thai trước 24 tuần thai kỳ.
  • Phụ nữ có tiền sử sảy thai ở 3 tháng giữa và có kết quả siêu âm qua tầm soát chứng minh rằng chiều dài của cổ tử cung nhỏ hơn 25mm trước tuần thứ 24 của thai kỳ.
  • Phụ nữ mang thai phát hiện bị hở eo tử cung như hở rộng ra, cổ tử cung bị giãn, đầu túi ối hình thành trong ba tháng giữa thai kỳ.
Tham Khảo Thêm:   Sao Thái Dương là gì? Cách cúng sao Thái Dương năm 2023

Tác dụng của khâu eo cổ tử cung

Nên khâu eo tử cung ở tuần thứ bao nhiêu?

Thời điểm khâu eo cổ tử cung tốt nhất được các bác sĩ chỉ định nằm trong khoảng tuần thứ 12 đến trước tuần thứ 24 của thai kỳ.

Đa phần các trường hợp sảy thai do dị vật thường xảy ra trong 3 tháng đầu và đầu 3 tháng giữa thai kỳ. Vì vậy phụ nữ mang thai nên đến bệnh viện để được tầm soát, siêu âm đánh giá dị vật thai nhi trong 3 tháng đầu trước khi can thiệp thủ thuật khâu eo tử cung.

Nên lưu ý rằng khâu eo tử cung sẽ không được thực hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ vì nếu trẻ có sinh non trong khoảng thời gian này thì vẫn có khả năng được nuôi sống trong lồng kính.

Thay vào đó, nếu vẫn tiến hành thủ thuật khâu eo tử cung trong 3 tháng cuối sẽ dẫn tới nhiều hậu quả khó lường, nguy hiểm hơn như vỡ màng ối, nhiễm trùng, rách cổ tử cung,… Do vậy, thời điểm tốt nhất để tiến hành khâu eo cổ tử cung nếu có là từ tuần thứ 12 đến trước tuần thứ 24 của thai kỳ.

Nên khâu eo tử cung ở tuần thứ bao nhiêu? Nên khâu eo tử cung ở tuần thứ bao nhiêu?

Các phương pháp khâu eo cổ tử cung

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khâu eo cổ tử cung là một trong những phương pháp an toàn thường xuyên được áp dụng để phòng ngừa nguy cơ sảy thai, sinh non.

Tham Khảo Thêm:   Sorbet là gì? Sự khác biệt giữa Sherbet và Sorbet là gì?

Thông thường khâu eo cổ tử cung không đau vì trong quá trình khâu, bạn sẽ được gây mê hoặc gây tê vùng cột sống và thời gian thực hiện trong khoảng 30 phút. Có 2 phương pháp khâu eo cổ tử cung phổ biến nhất là: Khâu eo cổ tử cung qua ngã âm đạo và khâu eo cổ tử cung qua ngã bụng.

Khâu eo cổ tử cung qua ngã âm đạo

Trong quá trình khâu eo qua ngã âm đạo, bác sĩ sẽ thực hiện đưa dụng cụ mỏ vịt vào âm đạo, giúp cho âm đạo mở rộng hơn rồi tiếp tục sử dụng một cây kẹp để kéo cổ tử cung ra ngoài để thực hiện khâu eo.

Sau đó, bác sĩ có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau để tiến hành khâu eo:

  • Phương pháp Mc Donald: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một loại kim không tan, sau đó dùng kim luồn các mũi khâu xung quanh cổ tử cung nhằm siết chặt cổ tử cung lại.
  • Phương pháp Shirodkar: Với phương pháp này, bác sĩ cần phải rạch một đường nhỏ ở gần lỗ mở cổ tử cung rồi luồn kim ngay ở vết rạch để khâu quanh cổ tử cung. Cuối cùng sử dụng mũi kim khác để khâu lại vết rạch.

Khâu eo cổ tử cung qua ngã âm đạoKhâu eo cổ tử cung qua ngã âm đạo

Khâu eo cổ tử cung qua ngã bụng

Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm thực hiện vì phải rạch mở bụng thai phụ, nâng tử cung lên rồi sử dụng chỉ khâu để luồn ngang cổ tử cung và buộc cho cổ tử cung đóng lại. Sau đó, sẽ đặt tử cung trở lại vị trí ban đầu và đóng vết mổ.

Tham Khảo Thêm:   Xịt dưỡng tóc là gì? Top 7 loại xịt dưỡng tóc hot nhất trên thị trường

Khâu eo cổ tử cung qua ngã bụngKhâu eo cổ tử cung qua ngã bụng

Khâu eo cổ tử cung có an toàn không?

Khâu eo cổ tử cung là phương pháp phòng ngừa sinh non và sảy thai an toàn và ít gặp biến chứng, được nhiều chuyên gia và bác sĩ trên toàn thế giới công nhận.

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy biến chứng khâu eo chỉ ảnh hưởng đến 6% những ca từng thực hiện. Hầu như tần suất gặp biến chứng sẽ cao hơn khi tuổi thai lớn hoặc có dấu hiệu giãn nở cổ tử cung trước khi khâu. Một số biến chứng thường gặp là:

  • Vỡ màng ối
  • Nhiễm trùng nước ối
  • Nhiễm trùng màng ối
  • Rách cổ tử cung
  • May chỉ lệch chỗ
  • Chấn thương cổ tử cung
  • Khó sinh nở

Để đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối, sau khi khâu eo cổ tử cung, phụ nữ mang thai cần theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ của bản thân. Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường như, chảy máu, co thắt tử cung, chảy dịch âm đạo, sốt cao,… thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Khâu eo cổ tử cung có an toàn không?Khâu eo cổ tử cung có an toàn không?

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về khâu eo cổ tử cung phòng sinh non. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết khác từ vfu2.edu.vn nhé.

Nguồn: Vinmec

Chọn mua các loại sữa bột cho mẹ bầu tại vfu2.edu.vn để sử dụng nhé:

vfu2.edu.vn

5/5 - (8621 bình chọn)

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận