Bí quyết bảo vệ sức khoẻ trong mùa nắng nóng

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 29/07/2024

Bạn đang xem bài viết Bí quyết bảo vệ sức khoẻ trong mùa nắng nóng tại vfu2.edu.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Thời tiết nắng nóng, bạn không chỉ cảm thấy mệt mỏi mà sức đề kháng cũng suy giảm rất dễ bị bệnh, hãy tham khảo các bí quyết bảo vệ sức khỏe mùa nóng dưới đây để chăm sóc mình tốt hơn nhé.

Nhiều người nghĩ rằng nắng nóng chỉ làm bạn mệt mỏi, dễ cảm thấy khát nước, cháy nắng nhưng thực chất dưới tác động của nắng nóng, cơ thể bạn còn dễ nhiễm nhiều chứng bệnh khác. Do đó, để phòng bệnh hiệu quả, đảm bảo sức khỏe mình luôn tốt, bạn cần áp dụng các bí quyết sau.

Uống thật nhiều nước

– Mất nước là hiện tượng dễ và nhanh xuất hiện nhất cho cơ thể bạn vào mùa nắng nóng, để tránh mất nước, bạn cần chủ động cấp đủ nước cho cơ thể, không đợi đến khi khát mới uống.

– Bạn có thể uống nước đun sôi để nguội, nước lọc, nước có muối khoáng như nước có chứa điện giải, nước chanh pha thêm đường, muối

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời

– Hạn chế đi ra ngoài trời tối đa vào mùa nắng nóng, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Nếu phải ra ngoài nắng, bạn nên mặc quần áo dài tay, thấm hút mồ hôi tốt, đội mũ.

Tham Khảo Thêm:   Giấm táo có giúp điều trị bệnh tăng huyết áp không?

– Người làm công việc tay chân ngoài trời nắng hoặc làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao nên đến các địa điểm có không khí mát mẻ nghỉ ngơi sau mỗi 1 giờ, thời gian nghỉ nên từ 15 – 20 phút.

Không để nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột

Không để nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột

– Đi ngoài trời nắng về vào ngay phòng lạnh hoặc đi từ phòng máy lạnh ra ngay ngoài trời nóng, uống nhiều đồ uống lạnh, sử dụng nhiều quạt, ngồi phòng máy lạnh trong thời gian dài… rất dễ gây ra tình trạng thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột.

– Khi cơ thể bị thay đổi nhiệt độ như thế, rất dễ làm khô niêm mạc, chất nhầy trong đường hô hấp, tạo điều kiện có vi trùng, siêu vi trùng xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh viêm đường hô hấp, nhiễm siêu vi và nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp khác.

– Bên cạnh đó, đi ngoài trời nắng về, cơ thể đang đổ mồ hôi, lỗ chân lông mở rộng ra, nếu tiếp xúc với nhiệt độ thấp ngay, lỗ chân lông sẽ không có thời gian thu nhỏ lại từ từ, dễ làm cơ thể bị cảm lạnh.

– Với người có sức đề kháng kém, thể chất yếu, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ tạo hiện tượng sốc nhiệt, gây choáng váng, ngất xỉu.

– Cho nên khi đi ngoài nắng về bạn nên chỉnh nhiệt độ máy lạnh, quạt điện từ từ, không chỉnh quá thấp, nếu đi từ phòng máy lạnh ra ngoài, bạn chỉnh nhiệt độ lên cao xíu để cơ thể dễ thích nghi với môi trường bên trong nhà và ngoài trời, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Tham Khảo Thêm:   Nattokinase là gì? Vai trò và lưu ý của Nattokinase

– Bạn cũng không nên tắm ngay khi đi ngoài trời nắng về, không tắm quá nhiều lần vào ngày nắng nóng để tránh cho cơ thể bị thay đổi nhiệt độ quá nhiều, gây hại cho sức khỏe.

Chống nắng cho da

Để chống nắng hiệu quả bạn nên mặc quần áo dài tay, đội mũ, đeo khẩu trang, kính mát, dùng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30.

– Chỉ số tia UV thường cao vào mùa nắng nóng nên bạn cần chống năng, bảo vệ da để tránh các bệnh về da như rối loạn tăng sắc tố da, sốc nhiệt, phỏng da, lão hóa và thậm chí là ung thư da.

– Để chống nắng hiệu quả bạn nên mặc quần áo dài tay, đội mũ, đeo khẩu trang, kính mát, dùng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30.

– Vệ sinh da sạch sẽ, giữ da khô ráo, tắm hằng ngày để tránh cho da bị lở loét, nấm ở bẹn, nách, tránh cho trẻ em bị hăm.

Lưu ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh thức ăn sạch sẽ

– Nhiệt độ cao dễ làm thức ăn bị ôi thiu, hư hỏng, các loại muỗi, gián, ruồi hoạt động “mạnh” tiếp xúc với thức ăn sẽ truyền bệnh cho người dùng như các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm…

– Thế nên, trước khi chế biến bạn cần rửa thực phẩm sạch sẽ, thức ăn sau khi chế biến xong bảo quản kỹ càng, không ăn các thực phẩm chế biến để lâu, hạn chế dùng các đồ ăn ngoài đường.

Phòng bệnh truyền nhiễm mùa nóng

Phòng bệnh truyền nhiễm mùa nóng

– Mùa nóng là mùa của bệnh quai bị, sởi, tay chân miệng nên bạn cần phòng bệnh hiệu quả, đặc biệt là phòng bệnh cho trẻ nhỏ.

Tham Khảo Thêm:   BERLIN-CHEMIE AG của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

– Với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, trẻ học cấp 1, cấp 2, bố mẹ cần lưu ý lịch tiêm phòng để phòng bệnh cho trẻ và đi tiêm phòng đúng thời gian, sau 3 5 năm nên tiêm phòng nhắc lại để tăng hiệu quả phòng bệnh.

Áp dụng các bí kíp này linh hoạt, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của gia đình thật tốt suốt mùa nắng nóng này nhé bạn.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị mất nước

>>> Cách tính chính xác lượng nước cần uống mỗi ngày của cơ thể

>>> Hướng dẫn sơ cứu đúng cách khi bị sốc nhiệt do nắng

>>> Những tác hại khôn lường của việc tắm đêm và lời khuyên dành cho bạn

>>> Lịch tiêm phòng vaccin cho trẻ mới nhất năm 2019

Nhà thuốc An Khang

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bí quyết bảo vệ sức khoẻ trong mùa nắng nóng tại vfu2.edu.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

5/5 - (8621 bình chọn)

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
bong da lu