Bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 29/07/2024

Bạn đang xem bài viết Bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì và kiêng ăn gì? tại vfu2.edu.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp giảm nguy cơ tái phát và tiến triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hãy cùng tìm hiểu suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì và kiêng ăn gì qua bài viết dưới đây nhé!

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng và to, có thể nhìn thấy bằng mắt thường qua da ở chân và bàn chân.

Những dấu hiệu thường gặp khi bị suy giãn tĩnh mạch:

  • Tĩnh mạch có màu tím đậm hoặc xanh, thường sần sùi, phồng lên hoặc xoắn lại.
  • Cảm thấy nặng nề, mệt mỏi hoặc đau nhức ở chân.
  • Nóng rát, đau nhói, chuột rút và sưng ở cẳng chân.
  • Ngứa tại vị trí xung quanh của các tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì?

Quả bơ

Bơ là loại hoa quả rất tốt cho sức khỏe mạch máu nhờ chứa vitamin C và vitamin E, giúp chống viêm và làm loãng máu tự nhiên, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông.

Ngoài ra, bơ cũng rất giàu glutathione giúp bảo vệ động mạch, tĩnh mạch và tim khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.

Bơ giúp bảo vệ động mạch, tĩnh mạch và ngăn ngừa cục máu đông

Củ cải

Betacyanin có trong củ cải làm giảm đáng kể mức độ homocysteine – axit amin gây hại cho các mạch máu ​​trong cơ thể. Hơn nữa, củ cải còn giàu nitrat, có thể hỗ trợ mở rộng các mạch máu để cho nhiều oxy chảy qua, cải thiện lưu thông và giúp hạ huyết áp.

Do đó, hãy bổ sung củ cải vào chế độ ăn của bạn thông qua các món salad, món hấp hoặc ép lấy nước uống.

Tham Khảo Thêm:   Cứu sống bản thân và nhiều người nhờ biết cách phòng ngừa đột quỵ

Bổ sung củ cải vào chế độ ăn của bạn thông qua các món salad, hấp hoặc ép lấy nước uống

Bổ sung củ cải vào chế độ ăn của bạn thông qua các món salad, hấp hoặc ép lấy nước uống

Măng tây

Măng tây là thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, vitamin K, niacin, folate, canxi, crom, phốt pho cũng như chất xơ và các axit amin.

Những chất này đem đến hiệu quả giúp củng cố, ngăn ngừa vỡ do co thắt của các mao mạch và tĩnh mạch. Đồng thời, làm giảm sự hiện diện của các vết loét tĩnh mạch cũng như sự hình thành các cục máu đông.

Măng tây giúp củng cố, ngăn ngừa vỡ do co thắt của các mao mạch và tĩnh mạch

Măng tây giúp củng cố, ngăn ngừa vỡ do co thắt của các mao mạch và tĩnh mạch

Gừng

Gừng là một phương thuốc tự nhiên nổi tiếng đối với người mắc bệnh tĩnh mạch. Gừng có vị cay, giúp chống viêm, cải thiện tuần hoàn và lưu thông máu cũng như làm tan fibrin trong mạch máu – nguyên nhân khiến tĩnh mạch bị xơ cứng và chai sần.

Gừng là một phương thuốc tự nhiên nổi tiếng đối với bệnh tĩnh mạch

Gừng là một phương thuốc tự nhiên nổi tiếng đối với bệnh tĩnh mạch

Anh đào, táo, kiều mạch và các loại thực phẩm chứa rutin khác

Rutin là một loại flavonoid có tác dụng bảo vệ mạch máu, chống viêm, chống huyết khối và chống oxy hóa. Thực phẩm chứa nhiều rutin như táo, kiều mạch, quả mơ, anh đào và quả mâm xôi,… giúp cải thiện sức khỏe động mạch, củng cố các mao mạch và giảm nguy cơ hình thành phát triển chứng giãn tĩnh mạch.

Anh đào là một trong những thực phẩm chứa nhiều rutin tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

Anh đào là một trong những thực phẩm chứa nhiều rutin tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch nên kiêng gì?

Muối và natri

Natri trong muối có thể khiến cơ thể giữ nước, từ đó dẫn đến huyết áp và lượng máu tăng lên, gây sưng tấy ở chân và thúc đẩy áp lực lên hệ thống tĩnh mạch. Từ đó, làm tăng khả năng phát triển chứng suy giãn tĩnh mạch.

Hàm lượng natri cao thường được tìm thấy trong các thực phẩm đóng hộp, thịt nguội, thịt xông khói, bánh pizza, nước tương và nhiều loại nước sốt salad,… Do đó, hãy giảm việc sử dụng những thực phẩm trên hàng ngày để có một chế độ ăn tốt cho tĩnh mạch.

Tham Khảo Thêm:   Bóc tách động mạch chủ

Muối và natri làm tăng khả năng phát triển chứng suy giãn tĩnh mạch

Muối và natri làm tăng khả năng phát triển chứng suy giãn tĩnh mạch

Đồ chiên, nhiều dầu mỡ

Những thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ với hàm lượng chất béo bão hòa và muối cao có thể làm tắc nghẽn động mạch, hình thành các cục máu đông và hạn chế lưu lượng máu của cơ thể.

Ngoài ra, những thực phẩm này cũng thiếu chất xơ làm chậm hoạt động của ruột, gây táo bón và rặn khi đi đại tiện. Điều này có thể gây ra áp lực tích tụ và làm hỏng trong các tĩnh mạch của trực tràng dưới, đôi khi dẫn đến bệnh trĩ hoặc gia tăng mức độ trầm trọng của tình trạng giãn tĩnh mạch.

Đồ chiên, nhiều dầu mỡ có thể gia tăng mức độ trầm trọng của tình trạng giãn tĩnh mạch

Đồ chiên, nhiều dầu mỡ có thể gia tăng mức độ trầm trọng của tình trạng giãn tĩnh mạch

Tinh bột tinh chế

Tinh bột tinh chế góp phần làm giảm lưu thông mạch máu và trầm trọng thêm chứng giãn tĩnh mạch cũng như hình thành các bệnh mãn tính.

Do đó, thay vì tiêu thụ carbohydrate tinh chế, những người mắc bệnh tĩnh mạch nên nhắm đến gạo lứt, yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt chứa carbohydrate phức hợp và nhiều chất xơ hơn. Điều này giúp tạo điều kiện cho nhu động ruột hoạt động thường xuyên, từ đó giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở phần dưới cơ thể.

Tinh bột tinh chế góp phần làm giảm lưu thông mạch máu và trầm trọng thêm chứng giãn tĩnh mạch

Tinh bột tinh chế góp phần làm giảm lưu thông mạch máu và trầm trọng thêm chứng giãn tĩnh mạch

Thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp thường được lót bằng một chất gọi là bisphenol. Bisphenol A là chất hóa học tương đương estrogen và gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể chúng ta. Do đó, khi sử dụng thực phẩm đóng hộp, chất này có thể thấm vào thức ăn, gây tăng cường hormone và làm trầm trọng thêm chứng giãn tĩnh mạch.

Tham Khảo Thêm:   Thừa cân béo phì

Bisphenol A trong thực phẩm đóng hộp gây tăng cường hormone và làm trầm trọng thêm chứng giãn tĩnh mạch

Bisphenol A trong thực phẩm đóng hộp gây tăng cường hormone và làm trầm trọng thêm chứng giãn tĩnh mạch

Đường tinh luyện

Chocolate, bánh quy và bánh ngọt thường chứa lượng đường tinh luyện khá cao nên khi tiêu thụ nhiều góp phần gây tăng cân và tiểu đường. Đây đều là các yếu tố dẫn đến bệnh về tĩnh mạch.

Đường tinh luyện gây tăng cân và tiểu đường - yếu tố của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Đường tinh luyện gây tăng cân và tiểu đường – yếu tố của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Rượu bia, đồ uống có cồn

Rượu hoạt động như một chất lợi tiểu, có thể gây mất nước, gây ra nhiều ảnh hưởng cho cơ thể và khiến hệ thống tuần hoàn chậm chạp, từ đó làm bạn cảm thấy uể oải.

Khi đó, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để di chuyển máu khắp cơ thể. Điều này sẽ làm gia tăng thêm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch, có thể dẫn đến cục máu đông nếu không được kiểm soát, hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của chứng giãn tĩnh mạch.

Rượu bia, đồ uống có cồn làm trầm trọng thêm các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của chứng giãn tĩnh mạch

Rượu bia, đồ uống có cồn làm trầm trọng thêm các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của chứng giãn tĩnh mạch

Xem thêm:

  • Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
  • Cách điều trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn và kiêng gì. Hãy chia sẻ bài viết cho người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Nguồn: Lajollalight, Veinsbegone, Inoviavein, Veincenteratjohnscreek, Centerforvein

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì và kiêng ăn gì? tại vfu2.edu.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

5/5 - (8621 bình chọn)

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
bong da lu