Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng có sử dụng thành ngữ độc nhất vô nhị 4 đoạn văn mẫu lớp 6

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 09/07/2024
Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng có sử dụng thành ngữ độc nhất vô nhị 4 đoạn văn mẫu lớp 6 ✅ tại website vfu2.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

vfu2.edu.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng có sử dụng thành ngữ độc nhất vô nhị.

Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng

Tài liệu bao gồm 4 đoạn văn mẫu lớp 6. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).

Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng – Mẫu 1

Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng với những đặc điểm tiêu biểu của một nhân vật truyền thuyết. Trước hết, Gióng có lai lịch kì lạ. Một lần, bà mẹ của Gióng ra đồng, trông thấy một vết chân to liền ướm thử về nhà thì mang thai, mười hai tháng sau mới sinh ra một cậu bé. Lên ba tuổi mà cậu bé vẫn chưa biết nói biết cười, ai đặt đâu thì nằm đây. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Đến làng Gióng, khi nghe tiếng của sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Gióng đã yêu cầu sứ giả về tâu vua rèn ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt với lời hứa sẽ đánh tan lũ giặc. Kể từ hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy không no áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Bà con trong làng phải góp gạo để nuôi lớn Gióng. Khi giặc đến chân núi Trâu, Gióng vươn vai thành tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt và cưỡi ngựa sắt đánh tan lũ giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng độc nhất vô nhị. Qua nhân vật Thánh Gióng, nhân dân ta muốn thể hiện niềm tin của nhân dân luôn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước nhân dân.

Tham Khảo Thêm:   Phim Nhật Bản – Gia Đình x Điệp Viên Mã: Trắng

Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng – Mẫu 2

Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng với những nét độc nhất vô nhị. Bà mẹ Thánh Gióng trong một lần đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Ở đây, nguồn gốc ra đời cũng như sự lớn lên của Thánh Gióng đã rất khác thường. Tiếp đến, cuộc đời của Gióng gắn liền với vận mệnh của đất nước. Giặc ngoại xâm đến, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Nghe thấy tiếng của sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Tiếng nói đầu tiên được cất lên cũng chính là tiếng nói yêu nước. Không chỉ vậy, nhân vật này còn được xây dựng với ngoại hình, sức mạnh phi thường. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Sự ra đi của Thánh Gióng cũng đặc biệt: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Nhân dân đã bất tử hóa người anh hùng Thánh Gióng. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Hình ảnh Thánh Gióng hiện lên thật đáng ngưỡng mộ, tự hào.

Tham Khảo Thêm:   Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ Soạn văn 12 tập 2 bài 22 (trang 50)

Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng – Mẫu 3

Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng với nhiều ý nghĩa. Gióng được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Người tráng sĩ ấy đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân. Đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Người anh hùng Thánh Gióng đã trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.

Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng – Mẫu 4

Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng Thánh Gióng với nhiều ý nghĩa. Trước hết, Thánh Gióng có một xuất thân kì lạ – được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Điều đó cho thấy rằng sức mạnh của Gióng được kết tinh từ sức mạnh của nhân dân. Cùng với đó, Thánh Gióng được xây dựng với sự lớn lên phi thường – cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo mặc mấy cũng chẳng vừa, bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Điều đó thể hiện ước muốn của nhân dân về người anh hùng – phải có sức mạnh, tầm vóc phi thường. Sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Đó là mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Có thể thấy, hình tượng Thánh Gióng trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.

Tham Khảo Thêm:   Viết 3 – 4 câu về tình cảm của em với người thân hoặc bạn bè (3 mẫu) Sử dụng các động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc – Tiếng Việt 4 KNTT

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng có sử dụng thành ngữ độc nhất vô nhị 4 đoạn văn mẫu lớp 6 của vfu2.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Đánh giá bài viết

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
bong da lu | nhà cái BJ88