Soạn bài Thực hành đọc: Qua đèo Ngang Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 56 sách Kết nối tri thức tập 1

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 09/07/2024
Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành đọc: Qua đèo Ngang Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 56 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website vfu2.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời qua đó, tác giả còn thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà. Tài liệu Soạn văn 8: Thực hành đọc: Qua đèo Ngang, sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành đọc: Qua đèo Ngang

Hy vọng có thể giúp ích cho quá trình chuẩn bị bài của các bạn học sinh lớp 8 được chuẩn bị một cách nhanh chóng.

Soạn bài Thực hành đọc: Qua đèo Ngang

1. Đề tài, thể thơ và bố cục bài thơ

– Đề tài: Tình yêu quê hương đất nước

– Thể thơ: Thất ngôn bát cú

– Bố cục: 4 phần

  • Hai câu đề: Cảnh vật thiên nhiên nơi Đèo Ngang.
  • Hai câu thực: Cuộc sống con người nơi Đèo Ngang.
  • Hai câu luận: Tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ khi đứng trước Đèo Ngang.
  • Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của nhà thơ.

2. Các yếu tố thời gian, không gian, âm thanh, sự vật được tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh thiên nhiên

Tham Khảo Thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều KHGD môn KHTN lớp 6 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512)

– Thời gian: “bóng xế tà” là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con người thường trở về nhà sau một ngày lao động vất vả.

– Không gian: Đèo Ngang rộng lớn, hoang vu.

– Âm thanh: Tiếng kêu của con chim đỗ quyên, chim đa đa

– Sự vật: cỏ, cây, đá, lá, hoa, núi, sông

3. Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ

– Nỗi nhớ quê hương, đất nước.

– Sự cô đơn, lẻ loi ở nơi đất khách quê người.

4. Tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh và biện pháp tu từ đảo ngữ

  • Tượng hình: lom khom, lác đác
  • Tượng thanh: quốc quốc, đa đa
  • Đảo ngữ: Lom khom dưới núi,/ tiều vài chú; Lác đác bên sông, /chợ mấy nhà.

=> Nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Thiên nhiên mới là trung tâm trong bức tranh đèo Ngang.

Tổng kết: 

– Nội dung: Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà.

– Nghệ thuật: Vận dụng thể thơ thất ngôn bát cú, biện pháp tu từ đảo ngữ, hình ảnh tượng trưng ước lệ…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành đọc: Qua đèo Ngang Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 56 sách Kết nối tri thức tập 1 của vfu2.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham Khảo Thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 7: Getting started Soạn Anh 8 trang 6 – Tập 2

 

Đánh giá bài viết

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
bong da lu