Địa lí 7 Bài 8: Thực hành: tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á Soạn Địa 7 trang 127 sách Chân trời sáng tạo

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 09/07/2024
Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 7 Bài 8: Thực hành: tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á Soạn Địa 7 trang 127 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website vfu2.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí lớp 7 Bài 8: Thực hành: tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo trang 127.

Qua đó, giúp các em biết cách viết báo cáo thực hành tìm hiểu các nền kinh tế lớn và mới nổi ở Châu Á. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 8 Chương 2: Châu Á. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của vfu2.edu.vn:

Soạn Địa 7 Bài 8: Thực hành: tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á

Câu hỏi: Lựa chọn và tìm hiểu một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po để viết báo cáo.

Gợi ý nội dung báo cáo:

– Khái quát về nền kinh tế của quốc gia.

Tham Khảo Thêm:   Khoa học lớp 4 Bài 14: Nhu cầu sống của động vật và chăm sóc vật nuôi Giải Khoa học lớp 4 sách Cánh diều

– Đặc điểm nền kinh tế:

  • Lịch sử phát triển nền kinh tế.
  • Cơ cấu nền kinh tế.
  • Một số ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ).

Hướng dẫn trả lời:

Mẫu 1:

NHẬT BẢN

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

  • Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.
  • GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).
  • GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 – 1973.
  • Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).
  • Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 – 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.
  • Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)

  • Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).
  • Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).
  • Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.

c. Một số ngành kinh tế

Tham Khảo Thêm:   Giải Toán 9 Bài 3: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Giải SGK Toán 9 Hình học Tập 1 (trang 106)

– Công nghiệp:

  • Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.
  • Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,…

– Dịch vụ:

  • Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.
  • Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.
  • Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.
  • Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

– Nông nghiệp:

  • Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.
  • Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
  • Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

Mẫu 2:

Báo cáo về nền kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, có số dân đông nhất thế giới. Nhờ đường lối chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên những năm gần đây Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế quan trọng nhất nhì thế giới.

Tham Khảo Thêm:   Lịch sử lớp 5 Bài 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Giải bài tập Lịch sử 5 trang 16

Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, giải quyết vấn đề lương thực cho hơn 1,4 tỉ người.

Nền công nghiệp phát triển nhanh chóng và hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sản lượng của nhiều ngành như lương thực, than, điện đứng đầu thế giới.

GDP của Trung Quốc năm 2018 đạt hơn 13,608 nghìn tỷ USD (nguồn số liệu: Ngân hàng thế giới)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 7 Bài 8: Thực hành: tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á Soạn Địa 7 trang 127 sách Chân trời sáng tạo của vfu2.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Đánh giá bài viết

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
bong da lu