Soạn bài Cà Mau quê xứ Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 45 sách Kết nối tri thức tập 2

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 29/07/2024
Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Cà Mau quê xứ Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 45 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website vfu2.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, vfu2.edu.vn giới thiệu về tài liệu Soạn văn 11: Cà Mau quê xứ, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.

Soạn bài Cà Mau quê xứ

Nội dung của bài soạn sẽ hướng dẫn các bạn học sinh lớp 11 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo chi tiết ngay bên dưới.

Soạn bài Cà Mau quê xứ

Trước khi đọc

Câu 1. Ba tiếng “Mũi Cà Mau” gợi lên trong bạn những suy nghĩ, cảm xúc gì?

Ba tiếng “Mũ Cà Mau” gợi lên suy nghĩ về điểm cực Nam của Tổ quốc, rất xa xôi.

Câu 2. Bạn đã biết được gì về vùng đất Mũi Cà Mau (qua sách báo, phim ảnh và các phương tiện truyền thông,…)?

Đất Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.

Đọc văn bản

Câu 1. Tác giả đến Mũi Cà Mau với mục đích gì?

Mục đích: đi chơi

Câu 2. Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong liên tưởng góp phần tô đậm thêm tâm trạng gì của người viết?

Tham Khảo Thêm:   trường thpt nguyễn đức thuận – nam định

Tâm trạng nhớ quê hương.

Câu 3. Từ “xứ” được nói ở đây có kết nối như thế nào với nhan đề?

Ý chỉ Mũi Cà Mau.

Sau khi đọc

Câu 1.Tác giả có tâm thế như thế nào khi đến với Mũi Cà Mau? Tâm thế đó có ý nghĩa gì đối với người viết tản văn?

– Tác giả có tâm thế như thế nào khi đến với Mũi Cà Mau: “đi chơi” gợi ra sự nhẹ nhàng, vui vẻ.

– Tâm thế đó giúp tác giả có thể tìm ra niềm hứng khởi, cảm xúc mới mẻ để quan sát, trải nghiệm và sáng tác.

Câu 2. Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật nào?

Một số khung cảnh, nhân vật như:

– Anh bạn nhà văn Đất Mũi kể đã chứng kiến đủ kiểu xúc động của các vị khách khi đến đây: “Người ôm cây cột mốc, kẻ ôm cây đước, kẻ lại nằm lăn xuống bùn lầy để… khóc vì sướng”

– Cảnh mấy anh em nhà báo cởi trần ngồi lai rai tại một số ngôi nhà của xã Đất Mũi, qua câu chuyện về những con người cụ thể, thêm thấu hiểu cách làm ăn và sinh sống của cư dân nơi đây.

– Cảnh những người phụ nữ ngồi lột thịt ghẹ tại một cơ sở gia công thực phẩm của vợ chồng nhà anh Phúc, chị Tuyết – một bức tranh sinh động về lao động của con người Đất Mũi.

– Câu chuyện gay cấn về một thời về sự lựa chọn giữa con tôm và cây đước, liên quan đến sinh mệnh chính trị của bao nhiêu người, được kể lại trong ngôi nhà của Phó Chủ tịch xã Đất Mũi, Lê Hoàng Liêm.

Tham Khảo Thêm:   Viết bài chia sẻ một việc làm cụ thể của bản thân em liên quan đến việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 10 Kết nối tri thức

Câu 3. Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn nào đã có duyên nợ với vùng đất này? Những liên tưởng đó có ý nghĩa gì?

– Tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn nào đã có duyên nợ với vùng đất

  • Trước Cách Mạng: Nguyễn Bính, nhà thơ lãng mạn đã đặt chân đến Mũi Cà Mau trong những chuyến “giang hồ” như nhà thơ tự nhận.
  • Cuộc kháng chiến chống Mỹ: Nguyễn Tuân với bài bút kí “Khi nào Bắc Nam được thống nhất, anh sẽ vô thăm đâu trước tiên?”
  • Anh Đức: bút kí Bức thư Cà Mau
  • Xuân Diệu: bài thơ Mũi Cà Mau
  • Sơn Nam – “một pho từ điển sống về Nam Bộ”
  • Nguyễn Ngọc Tư – một nhà văn sống và viết ở Cà Mau

– Ý nghĩa: Mũi Cà Mau là địa danh khơi gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn, nhà thơ. Đến với mũi Cà Mau cũng là đến với một vùng văn chương, vì thế viết về vùng đất này, tác giả thấy có những thách thức.

Câu 4. Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong bài tản văn?

– Người viết đến với Mũi Cà Mau với một tâm thế nhẹ nhõm, nhưng kì thực để thoả nỗi “khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới”. Những rung động mới mẻ, tức thì của tâm hồn khi tiếp xúc với con người và cảnh vật đang thay thế cho sự hiểu biết về một vùng đất qua những trang văn của người khác.

Tham Khảo Thêm:   Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn phân tích vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương (3 mẫu) Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

– Mượn lời văn trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nói hộ nỗi niềm: “Cá thò lò… lạ lắm sao?”

– Thấy được sự bồi hồi rất lạ của lòng mình đối với những kiểu bày tỏ niềm xúc động của bao nhiêu người từ mọi miền về đây.

– Nhìn cảnh quan, sản vật, con người, lắng nghe lời ăn tiếng nói của “quê xứ Cà Mau” với niềm yêu mến, gần gũi, thân tình.

– Không giấu được niềm xúc động kín đáo khi rời Mũi Cà Mau: “Than hầm từ thân cây…. chợt cay nhòe”.

=> Chất trữ tình được thể hiện trực tiếp (người viết tự bộc lộ cảm xúc), gián tiếp (những hình ảnh khách quan của cuộc sống có sức lay động, tình cảm người đọc nhờ cách tái hiện của tác giả).

Câu 5. Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của vùng Đất Mũi hiện lên như thế nào?

Câu 6. Nêu nhận xét của bạn về cách sử dụng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong tác phẩm.

Kết nối đọc – viết

Từ ý của câu “Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe”, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về cảm xúc đối với Mũi Cà Mau.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Cà Mau quê xứ Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 45 sách Kết nối tri thức tập 2 của vfu2.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

5/5 - (8621 bình chọn)

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận