Bạn đang xem bài viết 11 cách tiết kiệm nước hiệu quả giúp giảm tiền nước hàng tháng tại vfu2.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bên cạnh việc tiết kiệm điện thì nước cũng là tài nguyên bạn cần phải tiết kiệm tối đa. Nhất là vào ngày hè nóng bức, việc sử dụng nước lại nhiều hơn khiến tiền nước hàng tháng của bạn tăng cao. Chưa kể khô hạn ngày hè có thể dẫn đến nhà bạn dễ bị “cúp nước” nữa đấy. Chính vì thế mà đừng ngần ngại đọc bài viết này để tiết kiệm nước cho nhà bạn đấy.
Cách tính tiền nước đơn giản
Đối với hộ gia đình tại TP.HCM, giá nước sinh hoạt được áp dụng như sau:
- Với định mức 4m3/người/tháng, giá 1 khối nước sẽ là 6.700 đồng.
- Với định mức 4m3 – 6m3/người/tháng, giá 1 khối nước sẽ là 12.900 đồng.
- Với định mức trên 6m3/người/tháng, giá 1 khối nước sẽ là 14.400 đồng.
Đối với hộ gia đình tại Hà Nội, hộ dân được áp dụng mức giá theo 4 mức với nhu cầu sử dụng khác nhau, gồm:
- Mức sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân cư trong 10m3 đầu tiên, 1m3 có giá là 5.973 đồng.
- Mức sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân cư từ 10m3 đến 20m3, 1m3 có giá là 7.052 đồng.
- Mức sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân cư từ 20m3 đến 30m3, 1m3 có giá là 8.669 đồng.
- Mức sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân cư trên 30m3, 1m3 có giá là 15.929 đồng.
Tham khảo thêm: Ngày nước Thế giới 22/3: Nguồn gốc, ý nghĩa và chủ đề
Với cách tính tiền nước sinh hoạt, nếu bạn sống tại Hà Nội sẽ phụ thuộc vào đối tượng, nhu cầu sử dụng mà áp dụng mức giá khác nhau và tính theo công thức tính lũy thừa.
Ví dụ: Đối với hộ gia đình sử dụng nước cho nhu cầu sinh hoạt, mỗi tháng tiêu thụ khoảng 35m3 nước theo đồng hồ đo lượng nước thì hoá đơn tiền nước sẽ được tính như sau:
- Bậc 1 = Giá nước sạch 10m3 đầu tiên (5.973 VNĐ/m3)x10
- Bậc 2 = Giá nước sạch từ 10m3 đến 20m3 (7.052 VNĐ/m3)x10
- Bậc 3 = Giá nước sạch từ 20m3 đến 30m3 (8.669 VNĐ/m3)x10
- Bậc 4 = Giá nước sạch từ 30m3 trở lên (15.929 VNĐ/m3)x5
Cách tính tiền nước của hộ gia đình trong tháng sẽ bằng: Bậc 1+ bậc 2+ bậc 3+ bậc 4
Lưu ý: Mức giá trên chưa tính thuế giá trị gia tăng 5% và phí bảo vệ môi trường là 10%. Do đó, khi tính tiền nước thì bạn phải cộng thêm 15% tổng giá trị hóa đơn.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách xem đồng hồ nước đơn giản, dễ hiểu
11 cách tiết kiệm nước hiệu quả, đơn giản
Thay thế các loại vòi nước bằng vòi phun
Một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả ngay là dùng vòi tiết kiệm nước. Nhất là tại các vòi sen, vòi nước trong nhà tắm, nhà bếp của bạn nên cân nhắc lắp sản phẩm này.
Loại vòi này hoạt động theo cách chia dòng nước thành nhiều tia nước cực nhỏ để nước có thể dàn trải đều trên bề mặt khi tắm, rửa tay hay vật dụng mà không cần tốn quá nhiều nước như những vòi thông thường.
Không tắm bằng bồn hay tắm quá lâu
Thật sự bạn chẳng cần quá nhiều nước để tắm sạch cơ thể của mình. Thế nên đừng vì nắng nóng mà phải để nước đầy cả bồn tắm hay tắm quá lâu đâu. Ngoài ra khi bạn tắm quá lâu còn khiến bạn gặp nguy cơ bị ngứa và phát ban nữa.
Bạn có thể dùng bồn tắm nhà mình theo định kỳ khoảng vài ba ngày một lần để vừa giúp tiết kiệm nước mà vẫn được thư giãn, thoải mái.
Sử dụng xả nước nhẹ khi dùng toilet
Với những lần “đi nhẹ” bạn chỉ cần xả ít nước thôi là đã đủ sạch rồi. Thế nên các loại bồn cầu hiện nay đều phân ra 2 chế độ xả nhẹ và mạnh để giúp bạn tiết kiệm nước hơn đấy.
Nếu nhà bạn không có chế độ này thì đặt một chai nước bằng nhựa vào trong bình xả để giảm lượng nước được sử dụng cho mỗi lần xả nước.
Dùng toilet hợp lý
Đừng lúc nào cũng dùng toilet vô tội vạ. Đặc biệt các quý ông hay vứt tàn thuốc vào toilet rồi tiêu hủy chúng bằng cách “xả nước”. Mỗi lần như vậy là bạn đã tốn đến 9 lít nước sạch, vô cùng hoang phí chỉ vì “vứt tàn thuốc”. Hãy sử dụng hợp ý hơn cho mục đích cần thiết thôi các bạn nhé.
Sử dụng vòi hoa sen đúng lúc
Vòi hoa sen cũng là một vật dụng tiêu tốn nhiều nước nhất mà nhiều người thường sử dụng sai cách. Bạn không nên xả nước khi chưa bắt đầu tắm hay hạn chế xả nước mỗi khi chà xà phòng, kỳ cọ, vì mỗi lần xả nước sẽ tiêu tốn khoảng 20-30 lít nước.
Cách nhiệt ống dẫn nước
Bằng việc dùng thêm miếng bọt biển để cách nhiệt đường ống dẫn nước, bạn sẽ có được nước nóng nhanh hơn và tránh lãng phí trong thời gian chờ nước nóng đấy.
Đủ quần áo rồi hãy giặt
Giặt quá ít quần áo vừa kém hiệu quả lại lãng phí nước. Để tối ưu hiệu quả của máy giặt cũng như lượng nước sử dụng, bạn chỉ nên giặt quần áo đúng khối lượng lồng. Nếu gia đình bạn đông người hoặc có trẻ nhỏ thì việc mua một chiếc máy giặt khối lượng lớn là rất cần thiết.
Không rửa đồ dưới vòi nước
Thay vì để vòi xả nước khi bạn rửa từng cái, hãy để nước đầy trong bồn rửa chén, sau đó tắt vòi và bắt đầu rửa. Sau đó, bạn có thể làm sạch bồn rồi rửa tiếp tục.
Với cách này, bạn có thể tiết kiệm được từ 50-250 lít nước mỗi ngày, đồng thời còn giúp tiết kiệm thời gian hơn.
Tắt vòi nước khi đã có đủ nước
Nhiều bạn có thói quen để nước cứ chảy mỗi khi đánh răng, cạo râu, rửa mặt, thậm chí cả trong nấu ăn dù đã làm sạch xong rau quả mà vẫn để nước chảy. Hãy từ bỏ thói quen này và tắt vòi nước đi khi không cần đến nữa.
Kiểm tra hệ thống ống nước, không để rò rỉ
Đường ống nước bị rò rỉ ở đâu đó nhưng bạn lại không biết, và đây là nguyên nhân dẫn đến hóa đơn nước tăng dù bạn đã tiết kiệm rất tốt. Hãy lưu ý kiểm tra đường ống nước, bể chứa nước, vòi nước trong nhà bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh thường xuyên để kịp thời xử lý những nơi bị rò rỉ.
Cố gắng tái sử dụng nước
Hãy cố gắng tái sử dụng nước khi có thể cho những việc khác như tưới cây hay nấu ăn chẳng hạn. Mình ví dụ nhé như nước luộc rau bạn có thể làm gì thêm nào? Rất nhiều lựa chọn điển hình là làm canh ăn hay có thể sử dụng để tưới cây cũng chẳng làm hại gì cho cây của bạn.
Trên đây là một vài cách để giúp bạn tiết kiệm nước hiệu quả hơn cho nhà. Mong rằng sẽ giúp gia đình bạn chi tiêu hiệu quả hơn cho các hóa đơn hàng tháng.
Kinh nghiệm hay vfu2.edu.vn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 11 cách tiết kiệm nước hiệu quả giúp giảm tiền nước hàng tháng tại vfu2.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.