Giải Bài tập Chủ đề 9 và 10 KHTN 6 Cánh diều giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 5 bài tập trong sách giáo khoa trang 164.
Bài tập chủ đề 9 và 10 KHTN 6 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là câu trả lời 7 Bài tập chủ đề 9 và 10 KHTN 6 Cánh diều mời các bạn theo dõi nhé.
Câu 1
Một vật được thả rơi từ trên cao xuống. Trong quá trình rơi của vật:
a. Thế năng hấp dẫn của nó tăng lên hay giảm đi? Giải thích.
b. Động năng của nó tăng lên hay giảm đi? Giải thích.
a. Thế năng của nó giảm đi. Vì thế năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
b. Động năng của vật tăng lên. Vì khi thả vật từ trên cao, vật sẽ chuyển động nhanh dần đều. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
Câu 2
Kể 5 hoạt động hằng ngày cho thấy lực và tác dụng của lực tương ứng trong các hoạt động đó.
5 hoạt động hằng ngày cho thấy lực và tác dụng của lực tương ứng trong các hoạt động đó:
- Lau nhà: lực ma sát, lực tiếp xúc giữa chổi lau với mặt sàn
- Đi bộ: Lực ma sát -> lực ma sát giữa bàn chân với mặt đất giúp không bị ngã
- Bơi lội: Lực cản của nước -> khiến việc bơi khó khăn hơn
- Chơi cầu lông: Lực ma sát -> lực làm thay đổi hướng chuyển động của vật
- Nâng tạ: Lực tiếp xúc -> Làm vật đang đứng yên thì chuyển động
Câu 3
Một thùng hàng đang được đẩy di chuyển trên mặt sàn nằm ngang.
a. Kể tên các lực tác dụng lên thùng hàng
b. Biểu diễn các lực đó bằng các mũi tên
Một thùng hàng đang được đẩy di chuyển trên mặt sàn nằm ngang.
a. Các lực tác dụng lên thùng hàng: lực ma sát giữa thùng hàng với mặt đất, lực đẩy của người lên thùng hàng,
b. Biểu diễn các lực đó bằng các mũi tên:
Câu 4
Lấy một số ví dụ về ma sát cản trở chuyển động. Nêu cách có thể làm giảm ma sát khi đó.
Trả lời:
Một số ví dụ về ma sát cản trở chuyển động và cách làm giảm ma sát:
- Di chuyển vật trên mặt sàn -> dùng con lăn (ma sát lăn)
- Ma sát làm mòn đĩa xe -> tra dầu
- Ma sát của trục làm mòn trục và cản trở chuyển động quay của bánh xe -> thay bằng trục quay có ổ bi
- Viết phấn lên bảng -> tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữ bảng với phấn
- Nếu không có ma sát thì xe không thể dừng được -> cần tăng ma sát bằng cách tăng độ sâu khía rãnh mặt sốp
Câu 5
Sử dụng các đinh sắt giống nhau, thả cho chúng rơi thẳng đứng từ các độ cao khác nhau xuống cát và đo độ ngập sâu của mỗi đinh sắt trong cát.
Lần đo | Độ cao của đinh so với cát (Tính bằng cm) | Độ ngập sâu của đinh trong cát (Tính bằng cm) |
1 | 10 | 1,7 |
2 | 20 | 2,1 |
3 | 30 | 2,5 |
Ghi lại các kết quả đo như ví dụ trong bảng trên. Từ kết quả thí nghiệm của mình, em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:
a. So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó.
b. Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào?
c. Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát?
a. Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần đo thứ hai lớn hơn 0,4 cm so với lần 1
Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần đo thứ ba lớn hơn 0,4 cm so với lần 2
b. Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng nhiệt (truyền cho cát và không khí)
c. Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát vì đó là khi thế năng hấp dẫn của vật là lớn nhất. (Thế năng hấp dẫn càng lớn thì tác dụng lực lên độ sâu của cát càng lớn)
Câu 6
Hãy kể tên thiết bị sử dụng xăng để hoạt động trong gia đình em (nếu có)
Trả lời: Thiết bị sử dụng xăng để hoạt động trong gia đình: máy bơm nước, xe máy, máy phát điện, máy tuốt lúa, máy cắt cỏ, máy cày…
Câu 7
Lập kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng trong nhà trường. Giới thiệu kế hoạch đó với các bạn khác để cùng thực hiện
Trả lời:
Gợi ý 1
Kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng trong nhà trường:
Thiết bị | Biện pháp tiết kiệm điện |
Bóng đèn trong lớp | Tắt khi ra khỏi lớp học Sử dụng bóng điện tiết kiệm điện Chỉ bật khi cần thiết Để lượng âm thanh phù hợp Tắt khi không sử dụng Đóng cửa chặt sau khi ra vào lớp, hạn chế mở cửa |
Quạt trần | |
Camera | |
Máy chiếu | |
Bóng đèn hành lang | |
Loa, đài | |
Điều hòa |
Gợi ý 2
Lập kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng trong nhà trường:
1. Mục đích:
– Tuyên truyền tới các bạn học sinh trong trường về ý nghĩa của việc thực hiện tiết kiệm năng lượng trong nhà trường.
– Nâng cao nhận thức của các bạn học sinh trong trường về việc thực hiện tiết kiệm năng lượng trong nhà trường.
– Rèn luyện ý thức tự giác, thực hiện nghiêm túc của các bạn học sinh trong trường về việc thực hiện tiết kiệm năng lượng trong nhà trường.
2. Yêu cầu
Tất cả các bạn học sinh trong trường có ý thức tốt trong việc sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm, xem việc tiết kiệm năng lượng trở thành việc làm thường xuyên liên tục và thực sự hiệu quả.
3. Nội dung triển khai
a. Công tác tuyên truyển, giám sát
– Tổ chức phát động tuyên truyền sâu rộng tới các bạn học sinh trong trường về ý nghĩa của việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.
– Tuyên truyền qua các cuộc họp trong lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội… nhằm nâng cao nhận thức của các bạn học sinh trong trường về việc thực hiện tiết kiệm năng lượng trong nhà trường.
– Các bạn học sinh có chức vụ trong lớp, giáo viên chủ nhiệm và các bộ môn giám sát và thực hiện cùng các em học sinh.
b. Nhiệm vụ cụ thể
– Tắt các thiết bị dùng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ học.
– Dập hẳn nguồn điền nếu không sử dụng các thiết bị khi hết giờ học.
– Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên.
– Tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người học trong phòng giảm.
– Chỉ sử dụng điều hòa khi thời tiết nóng từ 370C trở lên.
– Chỉ sử dụng bình nóng lạnh khi nhiệt độ trời xuống dưới 200C và bật vào đầu giờ, 30 phút sau thì tắt.
– Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng bình nóng lạnh và điều hòa để tránh tổn thất điện năng.
– Thay thế hoặc mua sắm các thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6: Bài tập Chủ đề 9 và 10 Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 164 của vfu2.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.