Đau gót chân phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 29/07/2024

Bạn đang xem bài viết Đau gót chân phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị tại vfu2.edu.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Đau gót chân không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn gây ra khó khăn trong việc đi đứng và sinh hoạt hằng ngày. Cùng tìm hiểu nguyên nhân đau gót chân và cách điều trị tình trạng này qua bài viết dưới đây của vfu2.edu.vn nhé!

Nguyên nhân gây đau gót chân

Gót chân là bộ phận có chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Vì vậy, khi đứng quá lâu hoặc chạy quá nhiều, bạn có thể bị đau gót chân. Ngoài ra, việc thường xuyên bê vật nặng cũng có thể làm tăng áp lực lên gót chân, gây ra tình trạng đau nhức gót chân.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra đau gót chân không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, tình trạng đau gót chân có thể xuất phát từ một số bệnh lý, phổ biến là:

  • Viêm cân gan chân: Xảy ra khi có áp lực lớn tác động lên bàn chân, khiến dây chằng Plantar bị tổn thương và khớp bị cứng, gây ra đau gót chân vào mỗi sáng.
  • Bong gân và căng cơ: Xảy ra do hoạt động thể chất quá mức. Mức độ đau gót chân tùy vào mức độ chấn thương.
Tham Khảo Thêm:   Cách làm miến trộn rong biển dễ làm lại chẳng sợ tăng cân

Khi đứng quá lâu hoặc chạy quá nhiều, bạn có thể bị đau gót chân

  • Viêm cột sống dính khớp: Bệnh lý này không chỉ khiến người bệnh bị đau gót chân vào mỗi sáng và mỗi chiều mà còn có thể gây ra viêm đốt sống nếu không điều trị kịp thời.
  • Thoái hóa xương sụn: Thoái hóa xương sụn gây ra tình trạng đau gót chân, nếu không chữa trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến xương.
  • Gãy xương chân do vận động mạnh hoặc do áp lực cơ học lặp đi lặp lại.
  • Hội chứng teo miếng đệm gót chân: Chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi.
  • Viêm gân gót chân: Xảy ra khi đứng làm việc quá mức, từ đó gây ra tình trạng viêm và tổn thương khu vực xung quanh gót chân.
  • Hội chứng ống cổ chân: Xảy ra do sự chèn ép quá mức dây thần kinh bên trong ống cổ chân. Bệnh lý này gây tê gót chân, đau mắt cá chân, đôi khi đau ở lòng bàn chân.
  • Viêm tủy xương gót chân: Xảy ra do nhiễm trùng mô mềm xung quanh các vết thương hở.

Nguyên nhân gây đau gót chânNguyên nhân gây đau gót chân

Triệu chứng đau gót chân

Tình trạng đau gót chân thường xảy ra ở mặt sau hoặc mặt dưới của gót chân. Mức độ đau sẽ tăng lên khi người bệnh thay đổi động tác. Phần lớn người bệnh bị đau gót chân lúc mới ngủ dậy hoặc lúc vừa bước chân xuống giường. Triệu chứng đau gót chân sẽ giảm dần khi người bệnh vận động nhẹ nhàng một lúc.

Tình trạng đau gót chân thường xảy ra ở mặt sau hoặc mặt dưới của gót chânTình trạng đau gót chân thường xảy ra ở mặt sau hoặc mặt dưới của gót chân

Tham Khảo Thêm:   Cách chơi board game mèo nổ cơ bản, mở rộng cho người mới chơi

Ở một số người, tình trạng đau gót chân có thể xuất hiện đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Trên thực tế, các cơn đau gót chân của mỗi người xảy ra không giống nhau. Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh đau gót chân mà mức độ đau, thời gian đau, vị trí đau sẽ khác nhau, ví dụ:

  • Vị trí: Cơn đau xuất hiện ở dưới gót chân, sau gót chân, hoặc từ bên trong xương gót chân.
  • Mức độ: Cơn đau có thể tăng lên khi chuyển từ nằm hoặc ngồi lâu sang động tác đứng.
  • Thời điểm: Có thể đau mạnh vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy hoặc vào buổi chiều.

Một số triệu chứng đau gót chân thường gặp có thể kể đến là:

  • Đau gót chân dữ dội, sưng ở vị trí gần gót chân.
  • Ngứa ran ở gót chân, tê gót chân, đi kèm với triệu chứng sốt.
  • Khó khăn khi đi lại bình thường.
  • Khó gập bàn chân xuống hoặc khó đứng nhón chân.

Triệu chứng đau gót chânTriệu chứng đau gót chân

Nên làm gì khi đau gót chân?

Người bị đau gót chân có thể áp dụng các phương pháp trị đau gót chân tại nhà để làm giảm sự khó chịu, chẳng hạn như:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế đi đứng quá lâu.
  • Chườm đá vào vùng gót chân 2 lần 1 ngày, không đi chân trần.
  • Thực hiện các bài tập duỗi cơ cẳng chân.
  • Chọn các loại giày, dép có lót đế mềm và đúng kích cỡ.

Trong trường hợp tình trạng đau gót chân kéo dài hoặc và không có dấu hiệu cải thiện thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và cho dùng thuốc kê đơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng vật lý trị liệu để tăng cường độ bền gân bàn chân và giảm tỷ lệ chấn thương.

Tham Khảo Thêm:   Cách làm rau câu sợi dai ngon đơn giản tại nhà

Phương pháp trị đau gót chânPhương pháp trị đau gót chân

Cách phòng ngừa đau gót chân

Để phòng ngừa tình trạng đau gót chân, bạn áp dụng một số cách dưới đây:

  • Mang giày, dép vừa vặn và có thêm miếng đệm lót chân.
  • Hạn chế đi chân trần và đi, đứng quá lâu.
  • Mang loại giày phù hợp khi vận động thể chất.
  • Trước khi vận động thể chất thì nên khởi động gân cốt với các bài tập giãn cơ trước.
  • Trong quá trình vận động thể chất thì nên giữ nhịp độ phù hợp, không vận động quá mạnh hoặc quá sức
  • Nghỉ ngơi một lúc nếu cảm thấy đau nhức cơ bắp.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học để có vóc dáng phù hợp.

Cách phòng ngừa đau gót chânCách phòng ngừa đau gót chân

Trên đây là những chia sẻ của vfu2.edu.vn về nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng tránh đau gót chân. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được những kiến thức hữu ích. Cảm ơn vì đã theo dõi!

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Chọn mua mật ong chất lượng tại vfu2.edu.vn để trị nứt gót chân nhé:

vfu2.edu.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau gót chân phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị tại vfu2.edu.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

5/5 - (8621 bình chọn)

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận