Cúc tím (Echinacea) là gì?Những lợi ích của Echinacea đối với sức khoẻ

Chuyên gia: Nguyễn Ngân GiangChuyên gia: Nguyễn Ngân Giang 29/07/2024

Bạn đang xem bài viết Cúc tím (Echinacea) là gì?Những lợi ích của Echinacea đối với sức khoẻ tại vfu2.edu.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cúc tím hay Echinacea là loại thảo mộc dễ trồng và là một trong những loài phổ biến trên khắp thế giới, Echinacea được điều chế để điều trị nhiều loại bệnh. Vậy Echinacea là gì? chúng mang lại những lợi ích gì cho sức khoẻ chúng ta? cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Ngày nay Echinacea được trồng và biết đến nhiều là phương thuốc thảo dược để điều trị bệnh cảm cúm và cảm lạnh thông thường, ngoài ra Echinacea còn được sử dụng trong điều trị đau, viêm, đau nữa đầu.. cụ thể như thế nào, cùng An Khang tìm hiểu sau đây.

Cúc tím (Echinacea) là gì?

Cúc tím (Echinacea) là nhóm thực vật có hoa trong họ cúc

Cúc tím (Echinacea) là nhóm thực vật có hoa trong họ cúc, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và thường phát triển trên các thảo nguyên, khu vực có cây cối rậm rạp. Gồm có chín loài nhưng chỉ có ba loài được sử dụng làm chất bổ sung thảo dược Echinacea purpurea, Echinacea angustifolia và Echinacea pallida.

Cả phần trên và rễ cây đều được sử dụng dưới dạng viên nén, cồn thuốc, chiết xuất và trà. Cúc tím chứa nhiều thành hoạt chất ấn tượng như: axit caffeic, Alkaamide, axit phenolic, axit rosmarnic, polyacetylen… Chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giảm viêm, cải thiện khả năng miễn dịch, giảm lượng đường trong máu.

Những lợi ích tuyệt vời từ Echinacea (Cúc tím) mang đến cho sức khoẻ

Chống oxy hoá cao

Chống oxy hoá cao

Echinacea có thể tăng cường hoạt động chống oxy hoá mạnh mẽ

Chất chống oxy hoá là các phân tử giúp bảo vệ tế bào của bạn chống lại stress oxy hoá (một trạng thái có liên quan đến các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch…)

Một số chất chống oxy hoá này là flavonoid, axit cichoric và axit rosmarinic. Những chất chống oxy hoá trong chiết xuất từ trái cây và hoa của cây thường có hàm lượng cao hơn ở các bộ phận khác. Ngoài ra hợp chất alkamit có trong cây Cúc tím có thể tăng cường hoạt động chống oxy hoá mạnh mẽ. Các chất kiềm có thể làm mới các chất chống oxy hoá bị bào mòn và giúp các chất chống oxy hoá tiếp cận tốt hơn với các phân tử dễ bị stress oxy hoá.

Điều hoà hệ thống miễn dịch

Cúc tím giúp điều hoà hệ thống miễn dịch

Echinacea có thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng virut

Nghiên cứu tăng cường miễn dịch từ rễ Cúc tím cho thấy cây Cúc tím có thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng virut và giúp nhanh hồi phục sức khoẻ sau khi ốm. Đó là lý do tại sao Cúc tím thường được sử dụng để ngăn ngừa hoặc dùng để điều trị cảm lạnh thông thường [1].

Tham Khảo Thêm:   Tinh dầu hạt cà rốt là gì? Những lợi ích tinh dầu hạt cà rốt mang đến cho sức khoẻ

Trong một đánh đánh giá echinacea để phòng ngừa và điều trị cảm lạnh cho thấy dùng Cúc tím có thể giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh và rút ngắn thời gian khi bị cảm lạnh xuống còn một ngày rưỡi [2].

Kiểm soát đường huyết trong cơ thể

Cúc tím giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể

Cúc tím (Echinacea) có thể giúp giảm lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường tuýp 2, tim mạch và một số bệnh mãn tính khác.

Theo bài báo về các đặc tính chống chống oxy hoá, đái tháo đường và hạ huyết áp của Cúc tím đăng trên trang NIH đã cho thấy Cúc tím (Echinacea) có thể giúp giảm lượng đường trong máu, chiết xuất Cúc tím đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn các enzym tiêu hoá carbonhydrate. Điều này làm giảm lượng đường đi vào máu [3].

Theo một nghiên cứu khác trong ống nghiệm bởi các chất chuyển hoá trong hoa Cúc tím đã cho thấy, chiết xuất từ cây Cúc tím làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với tác dụng của insulin bằng cách kích thích thụ thể PPAR-y, giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể [4].

Có thể làm giảm cảm giác lo lắng

Cúc tím có thể làm giảm cảm giác lo lắng

Cúc tím có thể làm giảm cảm giác lo lắng

Căng thẳng, lo lắng là một vấn đề phổ biến ở những người trưởng thành. Trong những năm gần đây, cây cúc tím nổi lên như một phương pháp hỗ trợ tiềm năng giúp giảm lo âu.

Theo một nghiên cứu so sánh về hiệu quả của chế phẩm Echinacea trong chứng lo âu cho thấy cây Cúc tím có chứa các hợp chất có thể giảm cảm giác lo lắng như: alkamit, axit rosmarinic và axit caffeic [5]. Ngoài ra trong một thử nghiệm ngẫu nhiên về tiềm năng giải lo âu của chế phẩm chứa cúc tím cũng cho thấy chiết xuất cây Cúc tím làm giảm nhanh chóng cảm giác lo lắng ở cả chuột và người [6].

Tuy nhiên cho đến nay, chỉ có một số ít các nghiên cứu về cây Cúc tím và chứng lo âu tồn tại, cần nghiên cứu thêm trước khi các sản phẩm về cây Cúc tím có thể được khuyến nghị như một phương pháp điều trị khả thi.

Khả năng chống viêm

Cúc tím có khả năng chống viêm

Cúc tím làm giảm đáng kể tình trạng viêm, đau mãn tính và sưng tấy

Viêm là cách tự nhiên của cơ thể để thúc đẩy quá trình chữa lành và tự bảo vệ, đôi khi tình trạng viêm có thể tự khỏi hoặc kéo dài hơn mức dự kiến. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và các vấn đề về sức khoẻ khác.

Tham Khảo Thêm:   6 dấu hiệu trẻ thiếu dinh dưỡng dễ bỏ qua

Trong một nghiên cứu các đối tượng bị viêm khớp gối kéo dài 30 ngày, những người trưởng thành bị viêm xương khớp đã phát hiện ra rằng việc uống sản phẩm có chiết xuất cây Cúc tím làm giảm đáng kể tình trạng viêm, đau mãn tính và sưng tấy. Điều thú vị là những người này không đáp ứng tốt với các loại thuốc chống viêm không steroid thông thường (NSAIDS) nhưng lại hữu ích khi sử dụng Cúc tím [7].

Hỗ trợ điều trị các vấn đề về da

Cúc tím hỗ trợ điều trị các vấn đề về da

Cúc tím đã ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn gây mụn

Trong khả năng sử dụng Cúc tím kiểm soát mụn trứng cá, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn của Cúc tím đã ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn propionibacterium là nguyên nhân phổ biến gây mụn trứng cá [8].

Cải thiện và ổn định da ở 10 người khoẻ mạnh trong độ tuổi từ 25-40 được viết trên Pubmed, các sản phẩm chăm sóc da có chứa chiếc xuất Cúc tím được tìm thấy để cải thiện quá trình dưỡng ẩm cho da và giảm nếp nhăn, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh chàm và bảo vệ da từ bên ngoài [9].

Tuy nhiên, chiết xuất của cây Cúc tím thường có thời gian sử dụng ngắn nên khó kết hợp với các sản phẩm chăm sóc da khác ngoài thị trường.

Có thể hỗ trợ chống lại bệnh ung thư

Cúc tím có thể hỗ trợ chống lại bệnh ung thư

Cúc tím có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư

Theo nghiên cứu trong ống nghiệm tác dụng gây độc tế bào ung thư đã chỉ ra rằng chất chiết xuất từ cây Cúc tím có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và thậm chí gây ra cái chết bào ung thư [10].

Một báo cáo gây độc tế bào ung thư ở người, xuất từ cây Cúc tím đã giết chết tế bào ung thư của người tuyến tuỵ và ruột kết bằng cách kích thích một quá trình gọi là apoptosis hoặc chết tế bào có kiểm soát, các nhà nghiên cứu cho rằng các phản ứng này xảy ra do các đặt tính tăng cường miễn dịch của Cúc tím [11].

Tuy nhiên, nghiên cứu dựa trên con người về những lợi ích này thường bị hạn chế.

Liều dùng của Cúc tím

Liều dùng của Cúc tím

Cúc tím có thể được chiết xuất bột khô hoặc là chiết xuất lỏng

Hiện tại không có khuyến cáo liều lượng chính thức cho cây Cúc Tím, do những phát hiện về nghiên cứu Cúc tím rất khác nhau. Bạn nên mua những sản phẩm Echinacea từ các thương hiệu tin cậy.

Liều lượng sau được cho là hiệu quả trong hỗ trợ miễn dịch:

– Chiết xuất bột khô: 300-500mg Echinacea, uống ba lần mỗi ngày.

Tham Khảo Thêm:   Bị chảy máu tai là bệnh gì? 6 nguyên nhân chảy máu tai bạn nên biết

– Cồn thuốc chiết xuất lỏng: 2,5ml , ba lần mỗi ngày, tối đa 10ml mỗi ngày.

Tuy nhiên tốt nhất nên sử dụng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Và sử dụng trong thời gian ngắn vì tác dụng lâu dài của Echinacea đối với cơ thể vẫn còn tương đối chưa được biết rõ.

Tác dụng phụ khi dùng Cúc tím

Tác dụng phụ của Cúc tím

Cúc tím có thể gây ngứa da, phát ban

Các tác dụng sẽ phổ biến hơn nếu gặp phải ở những người dị ứng với các loại hoa, và vì Cúc tím giúp kích thích hệ thống miễn dịch nên người bị rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch nên tránh hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Các sản phẩm chiết xuất từ Cúc tím được cho là an toàn, dung nạp tốt trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng quá liều hay trong thời gian dài sẽ gặp phải những tác dụng không mong muốn như: phát ban, ngứa, sưng tấy, đau bụng, buồn nôn, khó thở…

Cúc tím (Echinacea) có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, tốt nhất chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Echinacea và ngưng sử dụng ngay nếu phát hiện bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào.

Nguồn: Healthline

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Cúc tím (Echinacea) có nên dùng cho trẻ em không?

>>>>> Cúc tím (Echinacea) có tác dụng đối với bệnh cảm lạnh không?

Nguồn tham khảo
  • Immune enhancing effects of Echinacea purpurea root extract by reducing regulatory T cell number and function

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24868871/

  • Evaluation of echinacea for the prevention and treatment of the common cold: a meta-analysis

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17597571/

  • Antioxidant, Antidiabetic, and Antihypertensive Properties of Echinacea purpurea Flower Extract and Caffeic Acid Derivatives Using In Vitro Models

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28061036/

  • Activation of PPARgamma by metabolites from the flowers of purple coneflower (Echinacea purpurea)

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19374389/

  • The effect of Echinacea preparations in three laboratory tests of anxiety: comparison with chlordiazepoxide

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21031616/

  • The anxiolytic potential and psychotropic side effects of an echinacea preparation in laboratory animals and healthy volunteers

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22451347/

  • The effect and safety of highly standardized Ginger (Zingiber officinale) and Echinacea (Echinacea angustifolia) extract supplementation on inflammation and chronic pain in NSAIDs poor responders. A pilot study in subjects with knee arthrosis

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27737573/

  • The potential use of Echinacea in acne: control of Propionibacterium acnes growth and inflammation

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20830697/

  • Skin improvement and stability of Echinacea purpurea dermatological formulations

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20384903/

  • Cytotoxic effects of Echinacea purpurea flower extracts and cichoric acid on human colon cancer cells through induction of apoptosis

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22971663/

  • Cytotoxic effects of Echinacea root hexanic extracts on human cancer cell lines

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17052874/

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cúc tím (Echinacea) là gì?Những lợi ích của Echinacea đối với sức khoẻ tại vfu2.edu.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

5/5 - (8621 bình chọn)

Nội dung được tổng hợp và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng xã hội với mục đích cung cấp tin tức 24h mỗi ngày và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với vfu2.edu.vn để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
bong da lu